Giả u não: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

05/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Giả u não (khối u não giả) là tình trạng tăng huyết áp nội sọ vô căn với các triệu chứng tương tự với việc xuất hiện khối u trong não. Bệnh có thể điều trị nhưng trong một số trường hợp, giả u não vẫn có thể tái phát.

Thông tin chung về bệnh giả u não

Giả u não (hay còn gọi là tăng áp lực nội sọ nguyên phát) là tình trạng y tế đặc biệt khi nội sọ bị tăng áp lực mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tình trạng này gây ra các triệu chứng tương tự với việc có một khối u thật trong não. Tuy nhiên, khi chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp thì lại không phát hiện u não.

Giả u não nếu không được điều trị phù hợp sẽ gây ra teo gai thị thứ phát, mất thị lực. Việc điều trị nội khoa nếu không đem lại hiệu quả, người bệnh phải tiến hành điều trị ngoại khoa.

Triệu chứng của giả u não

Giả u não thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:

– Đau đầu (đau vừa hoặc đau dữ dội).

– Đau phía sau mắt. Đau tăng khi có chuyển động mắt.

– Nghe thấy tiếng ù trong đầu, đập theo nhịp tim.

– Rối loạn thị giác: mất thị lực thoáng qua, nhìn mờ, tầm nhìn 2 bên bị hạn chế, nhìn đôi, nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.

– Buồn nôn, nôn.

– Chóng mặt.

– Đau cổ, vai, lưng.

Các triệu chứng khi ngưng vẫn có thể tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nguyên nhân gây giả u não

Nguyên nhân

Hiện giả u não vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Với các trường hợp tìm ra được nguyên nhân, giả u não được gọi là tăng áp lực nội sọ thứ phát.

Rối loạn trong quá trình hấp thu dịch não tủy có thể là yếu tố dẫn đến tăng áp lực nội sọ của gia u não. Dịch não tủy bao quanh não và tủy sống giúp hạn chế chấn thương khi va chạm. Dịch não tủy tiết ra ở não và được mạch máu hấp thu ở một mức độ hằng định.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ là tăng khả năng mắc giả u não như:

– Béo phì

Trung bình, cứ 100.000 người béo phì thì có 1 – 2 người mắc giả u não. Ở nữ giới, tỉ lệ này là 4 – 21 người trên 100.000 người béo phì. Đặc biệt, bệnh có khả năng xảy ra cao hơn ở phụ nữ béo phì trên 44 tuổi.

– Sử dụng một số loại thuốc có liên quan

Một số loại thuốc gây tác động và làm tăng áp lực nội sọ thứ phát: hormone tăng trưởng, quá liều vitamin A, kháng sinh tetracycline…

– Một số bệnh lý: thiếu máu, Addison, Rối loạn đông máu, Lupus, thận…

Chẩn đoán giả u não

Để chẩn đoán giả u não, bác sĩ cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng:

– Dấu hiệu phù gai thị trên mắt: Bệnh nhân được kiểm tra mắt để phát hiện các điểm mù bất thường.

– Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra tình trạng tăng áp lực dịch não tủy. Ngoài ra, các chẩn đoán hình ảnh này cũng giúp phân biệt giả u não với các bệnh lý có triệu chứng tương tự khác như: cục máu đông, khối u não…

– Chọc dịch não tủy để đo áp lực chất lỏng trong cột sống, đồng thời xét nghiệm sinh hóa dịch não tủy để chẩn đoán phân biệt bệnh.

Phương pháp điều trị giả u não

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp được đưa ra là: điều trị nội khoa, ngoại khoa và có lối sống khoa học.

Mục tiêu của việc điều trị chính là cải thiện triệu chứng và giữ sức khỏe thị lực.

Điều trị nội khoa

Người bệnh được kê đơn các loại thuốc giúp giảm triệu chứng của giả u não như:

– Thuốc trị đau nửa đầu: giúp giảm đau đầu

– Thuốc điều trị tăng nhãn áp (acetazolamid) giúp não giảm tiết dịch não tủy và giảm triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh sử dụng thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, đau dạ dày, tê ngứa ngón tay, ngón chân, sỏi thận…

– Thuốc lợi tiểu (furosemide…) giúp hỗ trợ đi tiểu thường xuyên, giảm lượng dịch não tủy, giảm áp lực trong hộp sọ.

Điều trị ngoại khoa

Với các trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc phát hiện bệnh muộn… người bệnh thường được chỉ định làm phẫu thuật để cải thiện thị lực, loại bỏ dịch não tủy dư thừa khỏi hộp sọ.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng:

– Mở bao thần kinh thị giác

Phương pháp này giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra ngoài bằng việc cắt màng ngoài xung quanh dây thần kinh thị giác. Tỷ lệ thành công của mở cao thần kinh thị thường khá cao, giúp giảm đáng kể các triệu chứng bệnh. Đa phần người bệnh khi điều trị một bên mắt đều có được kết quả tốt ở cả hai mắt. 

Với trường hợp rủi ro, các vấn đề về thị lực của người bệnh có thể trở nặng hơn.

– Dẫn lưu dịch não tủy

Bác sĩ tiến hành đặt một ống mỏng vào não hoặc ở phía dưới cột sống thông xuống ổ bụng để dẫn dịch dư thừa xuống và ổ bụng tự hấp thu. Phương pháp này chỉ được chỉ định với trường hợp người giả u não nặng và người bệnh có sức khỏe ổn định. 

Yếu tố nguy cơ của dẫn lưu dịch não tủy chính là tình trạng tắc ống dẫn lưu, nhiễm trùng và đau đầu nhẹ.

– Đặt stent xoang tĩnh mạch

Đây là phương pháp ít được sử dụng nhất (hiếm dùng). Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành đặt stent vào tĩnh mạch lớn trong sọ của bệnh nhân để giúp tăng khả năng lưu thông máu. 

Lối sống

Béo phì là một trong những yếu tổ nguy cơ quan trọng làm tăng khả năng mắc giả u não, đặc biệt là ở nữ giới. Bởi vậy giảm cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lý giúp hỗ trợ tích cực trong việc giảm nguy cơ giả u não và rối loạn thị giác.

Trên đây là những thông tin chung về giả u ão. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]