Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh có thể làm tặng hiệu quả điều trị căn bệnh này. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây!
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính xảy ra ở phụ nữ. căn bệnh xảy ra bởi sự phát triển bất thường, không kiểm soát của tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc tế bào biểu mô tuyến tại cổ tử cung. Từ đó dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung. Theo thời gian, chúng xâm lấn, tác động và di căn đến các cơ quan khác của cơ thể. Thường gặp nhất là di căn đến phổi, gan, âm đạo, trực tràng và bàng quang.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ghi nhận hơn 500.000 ca mắc mới và 250.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Nếu không sớm ngăn chặn, dự báo trong năm 2030, số ca mắc ung thư cổ tử cung trên toàn cầu lên đến 700.000 và 400.000 người tử vong.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do bệnh này. Với khoảng 37 triệu phụ nữ từ 15 tuổi trở lên. Đây là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung – xếp thứ 3 trong các bệnh ung thư ở phụ nữ 15-44 tuổi. Số người mắc ngày càng nhiều, có xu hướng trẻ hóa, vì nhiều nguyên nhân.
Phân loại ung thư CTC
Bác sĩ sẽ tùy theo loại ung thư CTC mà đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Phân loại ung thư CTC bao gồm:
Ung thư biểu mô tế bào gai (Squamous cell carcinoma):
Là dạng ung thư bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng lót phần ngoài của cổ tử cung. Theo thống kê, đây là dạng ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Khoảng 80 – 85% tổng số các trường hợp, xuất hiện do nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV).
Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma):
Là dạng ung thư xảy ra ở các tế bào tuyến dòng phần trên cổ tử cung, chiếm khoảng 10 – 20% tổng số các trường hợp mắc bệnh.
Các dạng ung thư cổ tử cung khác
- Ung thư biểu mô tế bào nhỏ,
- Ung thư mô liên kết – tuyến,
- Ung thư biểu mô tuyến – tế bào gai,
- Ung thư lympho,
- Ung thư hắc tố…
Các loại ung thư này thường không có sự liên quan đến virus gây u nhú HPV. Xác suất ít gặp hơn nhưng lại không thể phòng ngừa được như ung thư biểu mô tế bào gai.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Theo thống kê của WHO, có khoảng 99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có sự xuất hiện của virus HPV. Do đó, virus HPV được coi là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này ở nữ giới.
Virus HPV là loại virus có hơn 100 týp. Với khoảng 15 týp được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung. Phổ biến nhất là các týp 16 và 18 (nguyên nhân của hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới). Tiếp đến là týp 31 và 45.
Đường tình dục là con đường chính lây nhiễm virus HPV. Cũng có một số ít trường hợp người bệnh chỉ tiếp xúc ngoài da nhưng vẫn bị lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp bị lây nhiễm virus HPV đều không có triệu chứng cụ thể. Người bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhiễm týp virus HPV có nguy cơ cao, virus này có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Từ đó gây biến đổi gen tế bào cổ tử cung. Dẫn đến các tổn thương sơ khởi và lâu ngày tăng dần dẫn đến ung thư.
Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu ung thư CTC thường không rõ ràng, khó phát hiện và khó phân biệt với các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau đây:
Chảy máu âm đạo bất thường
Ra máu âm đạo bất thường là một dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng chảy máu âm đạo thường gặp như:
- Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu sau khi mãn kinh
- Chảy máu giữa các kỳ kinh
- Kinh nguyệt kéo dài
- Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường
Tiết dịch âm đạo bất thường
Đây cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng thường gặp như:
- Dịch tiết ra có thể chứa một ít máu, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
- Dịch tiết có mùi hôi.
- Dịch có màu khác thường (trắng, trong, dạng nước hoặc màu nâu).
Đau khi quan hệ tình dục
Đây cũng là một trong những dấu hiệu gợi ý ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
Đau vùng chậu
Đau vùng chậu không phải do ngồi sai tư thế, nằm hay đau không giải thích được có thể là triệu chứng của ung thư CTC. Cơn đau thường gặp ở vị trí gần ruột thừa hoặc ở vùng giữa của xương chậu. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến xa (khi u chèn ép các cơ quan trong vùng chậu, di căn xương,…).
Phù chân
Phù chân không giải thích được có thể là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Các tế bào ung thư di căn đến các hạch bạch huyết vùng chậu gây chèn ép đường dẫn lưu bạch huyết (còn được gọi là phù bạch huyết).
Các dấu hiệu khác như:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân,
- Mệt mỏi,
- Chán ăn kéo dài,
- Gãy xương do di căn xương,
- Rối loạn đại-tiểu tiện do u phát triển gây chèn ép trực tràng-bàng quang,…
- …
Các giai đoạn tiến triển của bệnh
Thông thường, ung thư CTC thường phát triển qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn này chưa có tế bào ung thư ở cổ tử cung. Bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường và có thể phát triển thành tế bào ung thư trong tương lai. Do đó, giai đoạn này được gọi là tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ.
- Giai đoạn I: Ung thư chỉ mới xảy ra ở bên trong cổ tử cung.
- Giai đoạn II: Ung thư đã bắt đầu lan ra bên ngoài cổ tử cung. Xâm lấn vào các mô xung quanh nhưng chưa đến các mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới của âm đạo.
- Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã xâm lấn vào phần dưới của âm đạo và các mô lót trong khung chậu.
- Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, như: ruột, bàng quang, phổi…
Biến chứng nguy hiểm của ung thư CTC
Như trên đã nói, đây là căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
Các khối u xâm lấn và tác động đến cổ tử cung – nơi tinh trùng và trứng gặp nhau. Trong một số trường hợp, để điều trị dứt điểm bệnh, đảm bảo tính mạng người bệnh đòi hỏi phải cắt toàn bộ tử cung và buồng trứng. Điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Thêm vào đó, việc cắt buồng trứng có thể khiến quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn.
- Ảnh hưởng tâm sinh lý:
Bệnh gây rối loạn cảm xúc. Nhiều trường hợp người bệnh bị trầm cảm, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Chảy máu bất thường:
Trường hợp các khối u xâm lấn vào âm đạo, hoặc di căn đến ruột, bàng quang có thể gây chảy máu, người bệnh đi tiểu có lẫn máu.
- Suy thận:
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các khối u có thể chen vào niệu quản. Từ đó làm tắc dòng nước tiểu ra khỏi thận. Khi nước tiểu tích tụ lâu ngày sẽ khiến thận sưng lên. Nguy cơ gây sẹo thận và suy giảm chức năng thận.
Trên đây là những thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung. Lưu ý rằng căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Và hậu quả nó để lại là vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, hãy chủ động tầm soát ung thư để bảo vệ sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]
Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]
Mù màu: Những thông tin cần biết
Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]