Đau đầu căng thẳng: Nguyên nhân và cách điều trị

09/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đau đầu căng thẳng khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đau đầu căng thẳng là gì?

Đau đầu kiểu căng thẳng thường bắt đầu ở vùng chẩm hoặc trán hai bên và lan rộng khắp toàn bộ đầu.

Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu rất phổ biến. Đặc trưng bởi những cơn đau âm ỉ, căng tức xung quanh trán hoặc phía sau đầu và cổ. Tình trạng nhức đầu do căng thẳng ảnh hưởng đến vô số người trưởng thành trên toàn thế giới. Những cơn đau đầu này có thể được phân thành hai loại:

  • Nhức đầu do căng thẳng từng đợt, xảy ra dưới 15 ngày mỗi tháng. Chúng bắt đầu từ từ và thường xảy ra vào ban ngày.
  • Nhức đầu do căng thẳng mạn tính, hành hạ người bệnh trong hơn 15 ngày mỗi tháng. Cơn đau luôn tồn tài trong ngày, có lúc mạnh, có lúc giảm.

Các cơn đau đầu do căng thẳng có thể kéo dài mỗi cơn từ 30 phút đến vài ngày. Cơn đau thường xảy ra vào giữa ban ngày, bắt đầu từ từ. Những cơn đau đầu mãn tính thường kéo dài thời gian hơn. 

Trong một ngày, cảm giác đau đầu có thể tăng hoặc giảm nhưng dường như chúng luôn tồn tại. Cảm giác đau đầu này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc. Nhưng người bệnh vẫn có thể tham gia các hoạt động hàng ngày. Đau đầu căng thẳng không ảnh hưởng đến thị lực, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh đau đầu căng thẳng

Nguyên nhân chính xác gây ra là gì thì vẫn chưa được biết. Nhưng người ta biết được có rất nhiều yếu tố thúc đẩy dẫn đến như rượu, căng thẳng mệt mỏi, khô mắt, caffein, mất ngủ, cảm cúm, hút thuốc lá…

Phân biệt đau đầu căng thẳng và đau đầu bệnh lý thần kinh

Ngoài đau đầu vì căng thẳng, tình trạng đau đầu cũng có thể đến tử nguyên nhân bệnh lý. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý? Một số tiêu chí đánh giá và so sánh sự khác nhau giữa đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý như sau:

Đau đầu vì căng thẳng

Nguyên nhân:

  • Áp lực, căng thẳng trong học tập, công việc, gánh nặng cuộc sống, mâu thuẫn tình cảm.
  • Đặc thù công việc: Làm việc nhiều với máy tính, lái xe đường dài,…
  • Nghỉ ngơi không đủ, mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
  • Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thuốc an thần,…

Triệu chứng:

  • Cảm giác siết chặt hoặc căng cứng ở vùng đầu, cổ.
  • Cảm giác đau lan tỏa khắp đầu nhưng sau đầu và gần cổ là khó chịu nhất.
  • Không xuất hiện các triệu chứng nôn hay buồn nôn.
  • Khó chịu khi không gian nhiều tiếng ồn nhưng không phải cảm giác bị kích động.

Đặc điểm

  • Đau đầu vì căng thẳng mãn tính, các cơn đau có thể lặp lại theo chu kỳ, xuất hiện thành nhiều đợt. Các đợt kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng thậm chí nhiều tháng.
  • Tính chất cơn đau ổn định, không đau dữ dội.
Phân biệt vị trí đau của các dạng đau đầu thường gặp

Đau đầu vì bệnh lý

Nguyên nhân

  • Viêm nhiễm bên trong não hoặc viêm nhiễm ở các bộ phận trên khuôn mặt.
  • Có khối u trong não.
  • Thiếu máu não.
  • Các mạch máu ở vùng đầu bị giãn căng, phù nề hay xoắn vặn.

Triệu chứng:

  • Cơn đau đến bất ngờ với cảm giác đau dữ dội.
  • Kèm theo các triệu chứng khác như nôn ói, ngất xỉu, tê liệt, hôn mê…
  • Huyết áp tăng cao đột ngột.
  • Mờ mắt, giảm thị lực hoặc song thị.
  • Nhạy cảm quá mức, có thể bị kích động bởi âm thanh, ánh sáng.

Đặc điểm:

  • Các cơn đau đến đột ngột, diễn tiến nhanh.
  • Có thể đau nhức đầu liên tục là trong một vài giờ hay suốt ngày.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đau đầu hiếm khi gây ra bởi một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cần đi khám bác sĩ nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Đau đầu xảy ra sau chấn thương
  • Bị đau đầu kèm sốt hoặc nôn ói
  • Đau đầu kèm nhìn mờ, nói khó hoặc yếu liệt tay chân
  • Đau đầu càng ngày càng tăng về cường độ hoặc tần suất xuất hiện
  • Bị đau đầu dữ dội hoặc đau đầu có suy giảm nhận thức
  • Đau đầu cần phải sử dụng thuốc giảm đau hằng ngày

Cách giảm triệu chứng đau đầu do căng thẳng

Một tách trà gừng có thể giúp tình trạng đau đầu cải thiện rõ rệt

Đau đầu do căng thẳng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập hay làm việc. Đau đầu diễn ra thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để giảm cảm giác khó chịu, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Sử dụng các kỹ thuật thư giãn như chườm nóng vùng vai và cổ, massage và bấm huyệt ở vùng đầu, xông hơi trong mùi hương tự nhiên yêu thích để thư giãn,…
  • Uống trà thảo mộc từ dược liệu cũng là một cách giảm cơn đau hiệu quả. Một số loại trà có tác dụng giảm đau đầu như trà xanh, trà hoa cúc, trà quế, trà gừng,…
  • Chữa đau đầu vì căng thẳng bằng vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của chuyên gia cũng là một lựa chọn cho bạn.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp như thuốc chống lo âu, thuốc trầm cảm, thuốc đau đầu,… Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giống như con dao hai lưỡi. Khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau đầu căng thẳng. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]