Đang cho con bú được uống trà sữa được không?

24/02/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trà sữa là một thức uống được nhiều người yêu thích, trong đó có cả những mẹ bỉm sữa. Vì vậy, đang cho con bú có được uống trà sữa không là câu hỏi của rất nhiều người. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết nhé!

Trà sữa có lợi cho sức khỏe không?

Trà sữa là thức uống được nhiều người yêu thích

Trà sữa có nguồn gốc từ Đài Loan. Trà sữa là thức uống được nhiều người ưa thích. Vậy nó có lợi cho sức khỏe không? Để trả lời cho câu hỏi này, cần căn cứ vào nguyên liệu làm trà sữa và tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể:

– Thành phần dinh dưỡng: Trà sữa thường chứa sữa, đường và trà. Việc tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo có thể không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là đối với những người bị bệnh béo phì, tiểu đường, cao huyết áp,…

– Năng lượng và calo: Trà sữa có thể chứa một lượng lớn calo từ sữa và đường. Đặc biệt là khi thêm topping như bọt kem hoặc trân châu. Việc tiêu thụ quá nhiều trà sữa có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe liên quan.

– Caffeine: Trà sữa thường chứa caffeine từ trà. Có thể gây ra tác dụng phụ như lo lắng, mất ngủ, hoặc rối loạn tiêu hóa đối với một số người. Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng không tốt cho sức khỏe tim mạch.

– Chất chống oxy hóa: Trà chứa các chất chống oxy hóa có thể có lợi cho sức khỏe. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương của các gốc tự do. Và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

– Các yếu tố khác: Các thành phần khác như trân châu, pudding, hoặc bọt kem có thể tăng thêm calo và đường cho thức uống. Làm cho nó trở nên không tốt cho sức khỏe nếu được tiêu thụ quá nhiều.

Tóm lại, việc thưởng thức trà sữa một cách cân nhắc và có kiểm soát không gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn muốn làm cho trà sữa trở nên “tốt” hơn, bạn có thể thử các phiên bản thấp calo, sử dụng sữa thấp chất béo hoặc sữa hạt, và giảm lượng đường. 

Đang cho con bú uống trà sữa có sao không?

Từ góc độ chuyên môn về dinh dưỡng, đối với những mẹ đang trong quá trình cho con bú thì tốt nhất không nên uống trà sữa. Nguyên nhân là do trong trà sữa có rất nhiều chất ảnh hưởng đến sữa mẹ. Cụ thể:

Tác hại đối với mẹ:

– Mẹ uống trà sữa có thể gây giảm lượng sữa đáng kể. Nguyên nhân vì trong loại đồ uống này có chứa axit tannic. Đây là một hợp chất có thể tác động xấu đến tuần hoàn của tuyến vú. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc bài tiết sữa.

– Đáng lo ngại hơn, trà sữa còn có chứa những hợp chất khác có thể gây ức chế quá trình hấp thụ sắt, canxi và kẽm của các mẹ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Lúc này, sữa mẹ có thể thiếu hụt nhiều loại dưỡng chất cần thiết và rất quan trọng với bé.

Tác hại của trà sữa với trẻ nhỏ

– Trà sữa có chứa caffeine và axit béo. Khi mẹ uống trà sữa, những chất này sẽ từ sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ. Gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

– Hệ thần kinh của trẻ còn rất yếu và non nớt nên rất dễ bị kích thích khi phải hấp thụ nhiều caffeine. Vì thế, nếu mẹ uống trà sữa nhiều, con cũng có thể bị mất ngủ, cáu kỉnh và hay quấy khóc hơn bình thường.

Trong trà sữa có nhiều chất có hại cho cả mẹ và bé

Mẹ đang cho con bú cần lưu ý gì khi uống trà sữa?

Tuy không nên uống trà sữa khi đang cho con bú. Nhưng nếu như quá thèm thì mẹ cũng có thể uống một lượng nhỏ. Và đặc biệt, mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Lựa chọn trà sữa có nguyên liệu sạch. Tốt nhất để đảm bảo an toàn, mẹ nên tự mua nguyên liệu về nấu. Tuyệt đối không uống những loại trà sữa không rõ nguồn gốc. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

– Thời điểm uống trà sữa cũng là vấn đề các bà mẹ cần lưu ý: Thông thường, sau khi uống trà sữa khoảng 1 giờ thì nồng độ caffeine trong sữa mẹ sẽ có thể ở mức cao nhất. Mẹ nên tránh để con bú sữa trong thời điểm này và tốt nhất là đợi khi trẻ đã bú xong, mẹ hãy uống trà sữa.

– Trong trường hợp mẹ quá thèm đồ ngọt thì có thể ăn các loại trái cây, các loại hạt như óc chó, hạt điều,… Những loại hạt này không chỉ thơm ngon. Mà có có nhiều chất bổ dưỡng cho cả mẹ và bé.

– Mẹ cũng nên lựa chọn các loại trà sữa ít ngọt, ít sữa để tránh gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Sau sinh bao lâu thì được uống trà sữa?

Chuyên gia khuyến cáo rằng với loại đồ uống này mẹ nên kiêng được càng lâu càng tốt. Ngoài 6 tháng, mẹ có thể uống nhưng cần phải cẩn thận. Nếu được hãy kiêng hoàn toàn cho đến khi bé ngừng bú mẹ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: “Đang cho con bú được uống trà sữa không?” Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có những kiến thức hữu ích để có thể cân nhắc và lựa chọn cách uống trà sữa phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì có nhiều tác dụng phụ cho cả mẹ và bé, nên mẹ nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này. Liên hệ hotline 1900 1984 nếu mẹ cần hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]