Cúm gia cầm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

01/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Cúm gia cầm tuy không lây từ người sang người nhưng lại là mối đe dọa đại dịch lớn cho con người. Tìm hiểu ngay về bệnh truyền nhiễm này qua bài viết bên dưới!

Thông tin chung về cúm gia cầm

Cúm gia cầm (Avian Influenza) là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở các loài gia cầm (hay chim) rồi lây sang người hay các loại động vật khác qua đường tiếp xúc. 

Dạng cúm gia cầm phổ biến nhất chính là H5N1 với khả năng gây chết cao ở chim và dễ dàng ảnh hưởng tới con người. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), H5N1 được phát hiện ở người lần đầu tiên vào năm 1997 và gây tử vong tới 60% số ca nhiễm.

Nguyên nhân gây cúm gia cầm

Nguyên nhân gây ra cúm gia cầm ở người chính là sự truyền nhiễm virus cúm từ vật chủ (quần thể chim hoang dã và gia cầm) sang người. Virus lây truyền do sự tiếp xúc với phân chim, phân gia cầm hoặc từ dịch tiết ở mũi, miệng hay mắt của vật chủ nhiễm bệnh. 

Các khu chợ, điểm bán trứng, chim đông đúc, mất vệ sinh là điều kiện lý tưởng cho virus lây truyền từ vật chủ sang người. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thịt chim, gia cầm bị nhiễm bệnh chưa được nấu chín hoàn toàn cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Để đảm bảo không bị nhiễm bệnh khi tiêu thụ loại thực phẩm này, thịt gia cầm cần được nấu chín hoàn toàn với nhiệt độ từ 74 độ C trở lên.

Triệu chứng khi mắc cúm gia cầm

Tùy thuộc vào loại virus cúm gia cầm mà người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh từ 2 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Đa phần các trường hợp mắc cúm gia cầm đều có triệu chứng tương tự với bệnh cúm thông thường:

– Sốt

– Ho, viêm họng

– Đau cơ, đau đầu

– Khó thở

– Một số trường hợp kèm thêm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm kết mạc nhẹ.

Ở một số trường hợp đặc biệt, người mắc cúm gia cầm không xuất hiện triệu chứng. 

Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt là khi vừa đi qua/ đang sinh sống trong khu vực có dịch cúm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Phương pháp chẩn đoán cúm gia cầm

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm bệnh phẩm và chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh:

– Xét nghiệm bệnh phẩm

Người bệnh được lấy mẫu bệnh phẩm dạng lỏng từ mũi hoặc cổ họng để mang đi xét nghiệm xem có chứa virus cúm gia cầm hay không. Bộ xét nghiệm cúm gia cầm thường được sử dụng là influenza A/H5 (Asian lineage) virus real-time RT-PCR primer and probe set và cho kết quả sơ bộ sau 4 giờ.

– Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh việc làm xét nghiệm bệnh phẩm, người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang để đánh giá tình trạng phổi, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, tối ưu.

Cách điều trị cúm gia cầm

Trước đây, người bệnh mắc cúm có thể được chỉ định một số loại thuốc chống virus như: amantadine và rimantadine (Flumadine). Tuy nhiên, hiện đã có nhiều loại virus cúm kháng với thuốc này. Bởi vậy, các chuyên gia y tế hiện nay thường khuyến cáo sử dụng oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) trong vòng 2 ngày kể từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện để điều trị cúm gia cầm hiệu quả.

Người thân xung quanh, người từng tiếp xúc gần với người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng virus để phòng bệnh hiệu quả.

Việc điều trị cúm gia cầm thường bao gồm điều trị chống suy hô hấp và điều trị chống sốc:

– Điều trị chống suy hô hấp: hút sạch đờm, làm thông đường thở, dãi trong họng, khí quản, đặt nội khí quản, vỗ rung lồng ngực.

Với trường hợp bệnh nhân mắc cúm bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể cho người bệnh thở máy để duy trì trong thời gian điều trị.

– Điều trị chống sốc: điều chỉnh rối loạn nước và điện giải (đảm bảo lượng dịch duy trì 70 – 80% nhu cầu sinh lý), điều trị hạ sốt, giảm bạch cầu hạt, nâng cao thể trạng qua việc chăm sóc tích cực…

Phòng ngừa cúm gia cầm

Tiêm vắc-xin phòng cúm chính là phương pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm hàng đầu trong việc dự phòng cúm gia cầm ở người.

Bên cạnh đó, để phòng bệnh hiệu quả cần lưu ý:

– Tiêu diệt đúng cách ngay đàn gia cầm bị nhiễm bệnh ngay khi phát hiện xuất hiện virus cúm ở gia cầm.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài chim hoang dã hoặc dịch tiết từ chúng.

– Khi bắt buộc phải tiếp xúc với gia cầm/chim có biểu hiện bệnh/ nhiễm bệnh, cần sử dụng trang phục bảo hộ và rửa tay bằng xà phòng, nước sạch ngay sau tiếp xúc.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách. Sử dụng dung dịch sát khuẩn được hô hấp để nhỏ mũi và súc họng hàng ngày.

– Ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh.

– Nếu nghi ngờ mắc bệnh, cần tránh tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang y tế và đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán chính xác. Đồ dùng cá nhân phải được tẩy trùng rồi phơi khô, tránh để virus lây lan.

Trên đây là những thông khoa học về cúm gia cầm. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]