Chóng mặt: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

21/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chóng mặt là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh chóng mặt? Chẩn đoán và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải

Chóng mặt là một cảm giác đôi khi rất khó để mô tả. Nó thường làm cho bạn cảm thấy như sắp ngã hoặc bất tỉnh. Tình trạng này cũng có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng hoặc khó đi thẳng.

Có nhiều dạng chóng mặt khác nhau. Bạn có thể cảm thấy như đang quay, lắc lư, bị nghiêng hoặc giống như căn phòng đang di chuyển xung quanh mình. Những cảm giác này đến và đi, có thể kéo dài vài giây, vài giờ hoặc vài ngày. Bạn có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi di chuyển đầu, thay đổi tư thế, ho hoặc hắt hơi.

Một số người bị chóng mặt gặp khó khăn khi đi bộ. Thậm chí, một số người bị chóng mặt có buồn nôn và có thể nôn.

Phân loại chóng mặt

Có thể chia các loại chóng mặt thành những dạng sau:

Chóng mặt kiểu xoay vòng: 

Đây là một dạng chóng mặt phổ biến. Người bệnh sẽ có thể cảm nhận không gian, đồ vật đang quay vòng quanh họ hoặc chính bản thân họ đang quay tròn quanh không gian. Triệu chứng này có thể diễn ra từ từ hoặc cũng có khi xuất hiện đột ngột, gây lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Chóng mặt kiểu choáng váng: 

Triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm hơn vì dễ khiến người bệnh bị ngất và thường là do một số bệnh lý nghiêm trọng gây ra.

Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: 

Với những trường hợp này, bệnh nhân còn gặp khó khăn ngay cả khi đứng tại chỗ vì bị suy giảm khả năng giữ thăng bằng.

Lưu ý là một bệnh nhân có thể gặp cả 3 kiểu chóng mặt nói trên và trong những đợt khởi phát triệu chứng bệnh không giống nhau.

Nguyên nhân dẫn tới chóng mặt

Chóng mặt ngoại biên

+ Do bệnh viêm tai trong: Ống tai là vị trí có nhiều thành phần của hệ tiền đình ngoại vi và giữ chức năng giúp cơ thể giữ thăng bằng. Khi bị một số tác nhân như virus, vi khuẩn dẫn tấn công và gây viêm tai trong, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, ù tai, sốt và suy giảm thính lực.

+ Viêm dây thần kinh sọ não số VIII. Hay dây tiền đình ốc tai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Vì đây là dây thần kinh có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể.

+ Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: Nguyên nhân gây bệnh ở những trường hợp này là do thay đổi tư thể đột ngột. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn. Cơn chóng mặt này được đánh giá là lành tình. Và kéo dài khoảng vài giây đến vài phút.

+ Bệnh Meniere: Là nguyên nhân hiếm gặp và có thể gây ra triệu chứng khá nặng nề, thậm chí có thể gây suy giảm thính lực trong thời gian dài.

Đau đầu cũng là một nguyên nhân dẫn tới chóng mặt

Chóng mặt trung ương

Đây là các trường hợp chóng mặt do các bất thường về não gây ra. Cụ thể là những bệnh lý dưới đây:

– Đau đầu Migraine: Có thể gặp ở cả hai giới. Ngoài choáng váng, bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện khác như đau dạng mạch đập hay đau nửa đầu dữ dội.

– U não hay u tiểu não: Đây là căn bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng của não khiến bệnh nhân gặp khó khăn, bất thường khi di chuyển.

– U thần kinh thính giác từ tai nối đến não.

Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân này được đánh giá là nguy hiểm nhất. Và thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc người cao huyết áp, trường hợp mắc bệnh rung nhĩ,…

Chẩn đoán bệnh chóng mặt

Tình trạng choáng có nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân do bệnh đột quỵ, u não, chấn thương não. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng xác định tình trạng bệnh. Sau đó có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, bài test kiểm tra nguyên nhân. Dưới đây là một số chỉ định chẩn đoán thường áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu chóng mặt kéo dài.

Bệnh nhân sẽ được khám kết hợp giữa Tai Mũi Họng và Nội Thần Kinh để biết chính xác các triệu chứng và tiền sử bệnh như:

  • Kiểm tra sự thăng bằng và dáng đi của bạn: Điều này liên quan đến việc quan sát bạn đi bộ. Để xem bạn đi thẳng hay nghiêng sang một bên. Cũng như kiểm tra sự cân bằng khi đứng yên;
  • Phản xạ tiền đình mắt: Khi bạn nhìn các vật di chuyển và khi đầu di chuyển. Bạn có thể được yêu cầu nhìn theo một đối tượng bằng mắt hoặc tập trung vào một thứ trong khi di chuyển từ đầu bên này sang bên kia;
  • Nội soi tai mũi họng và đo chức năng thính giác: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tai và vòm mũi họng liên quan đến tai. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra thính giác để biết bệnh lý Tai Mũi Họng nào ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình;
  • Thăm khám thần kinh toàn diện dùng hình ảnh học: Bác sĩ sẽ sử dụng thêm thiết bị chẩn đoán hình ảnh. Để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý đe dọa tính mạng đặc biệt là đột quỵ;
  • Chụp CT scan, chụp MRI não: khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân chóng mặt do đột quỵ, u não, chấn thương não bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp cận lâm sàng bằng cách sử dụng thiết bị hình ảnh chụp CT scan, chụp MRI.

Lưu ý với những người bị bệnh 

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều mà người mắc bệnh chóng mặt cần lưu ý

Để hạn chế được tính trạng choáng váng, người bệnh hãy lưu ý những điều sau đây:

+ Không nên thay đổi tư thế đột ngột. Cần thực hiện từ từ để có thể có thời gian thích nghi.

+ Bệnh nhân cần tránh công việc vận hành máy móc để đảm bảo an toàn.

+ Không nên dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

+ Nên có chế độ ăn cân bằng dưỡng chất. Nên ăn nhiều rau xanh và bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Loại bỏ thói quen ăn ngọt hoặc ăn quá mặn.

+ Tránh áp lực trong công việc và cuộc sống. Hãy giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Khi có biểu hiện choáng váng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám. Việc phát hiện sớm có thể nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh rủi ro về sức khỏe. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]