Cần nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi dạ dày?

26/02/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nội soi dạ dày là phương pháp tầm soát hiệu quả các căn bệnh về đường tiêu hóa. Vậy có những phương pháp nội soi dạ dày nào? Nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nội soi dạ dày nên thực hiện khi nào?

Nội soi dạ dày là phương pháp hàng đầu giúp tầm soát, điều trị các bệnh về tiêu hóa. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ống mềm nhỏ, đường kính khoảng 1cm đi qua thực quản vào trong dạ dày. Ống soi có gắn đèn chiếu sáng, camera thu hình trực tiếp và hiển thị lên màn hình để bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Nội soi dạ dày (nội soi tiêu hóa) là thủ thuật đưa ống nội soi mềm vào trong đường tiêu hóa, tiến hành thăm khám trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng để kiểm tra tình trạng, phát hiện những tổn thương và tiến hành điều trị

Qua đó, bác sĩ có thể trực tiếp thấy được tổn thương nhỏ chỉ vài milimet bên trong dạ dày. Nội soi dạ dày thường được chỉ định khi có các triệu chứng về tiêu hóa như sau:

– Đau vùng bụng phía trên rốn;

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng;

– Trào ngược thức ăn lên họng;

– Đầy bụng, khó tiêu;

– Buồn nôn, nôn sau khi ăn;

– Nóng rát, đau tức ngực;

– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân đột ngột;

– Đi ngoài ra phân đen hoặc có dính máu.

Thông qua nội soi, các bác sĩ sẽ thấy được các bất thường, mức độ viêm loét ở dạ dày – thực quản. Trong quá trình nội soi, nếu có nhu cầu, bác sĩ có thể kết hợp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày.

Nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi dạ dày?

Trước khi nội soi dạ dày, bác sĩ luôn dặn bệnh nhân cần nhịn ăn để đường ruột sạch sẽ. Vậy cần nhịn ăn bao lâu trước khi tiến hành nội soi?

Các bác sĩ khuyên bạn nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi để có thể nhìn rõ hơn niêm mạc và tránh trào ngược thức ăn. Vì vậy, hầu hết các ca nội soi đều được thực hiện vào buổi sáng. Vì dạ dày có thời gian cả đêm để tiêu hóa thức ăn nên cho kết quả tốt nhất và an toàn hơn. 

Trong trường hợp bạn bị hẹp môn vị, sẽ phải nhịn ăn từ 12 – 24 giờ trước khi nội soi. Hoặc nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định đặt ống rửa dạ dày.

Đặc biệt, nếu bạn được chỉ định nội soi gây mê thì sẽ không được ăn uống bất cứ thứ gì (kể cả nước) trong 6-8 giờ. Điều này để tránh trào ngược vào phổi. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần báo cho bác sĩ nếu có tiền sử bệnh hoặc dị ứng với thuốc để đảm bảo an toàn. 

Trước khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả quan sát.

Có mấy phương pháp nội soi dạ dày hiện nay?

Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày phổ biến nhất. Cụ thể là:

Nội soi đường miệng: 

– Phương pháp này sử dụng ống nội soi đưa vào cơ thể qua đường miệng.

– Trong khi nội soi nếu phát hiện bệnh lý hay cần can thiệp với mục đích nhất định bác sĩ sẽ thực hiện luôn. 

– Phương pháp này dùng ống mềm có đường kính lớn nên khi đi qua miệng sẽ gây cảm giác khó chịu. Nếu không gây mê thì người bệnh dễ buồn nôn. Có trường hợp sẽ sợ hãi về tâm lý nên nôn nhiều dẫn đến tổn thương vùng họng.

Nội soi đường mũi: 

– Dùng ống mềm nhỏ đưa qua đường mũi để xuống thực quản rồi đi đến dạ dày và hành tá tràng.

– Phương pháp này dễ chịu hơn so với việc đưa ống mềm qua đường miệng. Vì kích thước ống nội soi nhỏ hơn và không kích thích vào vùng hầu họng hay lưỡi gà. Nên giảm thiểu được cảm giác khó chịu cho người bệnh. 

– Điều đáng nói là những người bị hẹp khe mũi hay có bệnh lý về mũi không thể nội soi dạ dày bằng cách này.

Nội soi gây mê (nội soi không đau): 

– Người bệnh được gây mê trong suốt quá trình nội soi dạ dày. Vì vậy nên không có cảm giác khó chịu hay đau đớn.

– Thời gian thuốc gây mê có tác dụng chỉ khoảng 5 – 15 phút. Sau đó bệnh nhân sẽ tỉnh lại bình thường mà không có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. 

– Nếu trong quá trình nội soi cần thực hiện thủ thuật can thiệp thì bác sĩ sẽ thực hiện luôn. Và bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn. 

– Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc dùng thuốc gây mê có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng hoặc sốc thuốc. 

– Sau nội soi dạ dày gây mê người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ do thuốc gây mê gây ra như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu,…

Quy trình nội soi dạ dày

Thông thường, quy trình nội soi tiêu hóa sẽ diễn ra theo các bước sau:

Trước nội soi:

+ Bác sĩ thăm khám, đánh giá bệnh sử, bệnh lý và chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Nếu bệnh nhân lựa chọn nội soi gây mê, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân hiểu về phương pháp này.

+ Người bệnh ký cam kết đồng ý nội soi dạ dày sau khi đã được giải thích về quy trình thực hiện cùng các rủi ro có thể gặp phải.

+ Người bệnh được cho uống dung dịch có tác dụng làm sạch bọt và chất nhầy có trong dạ dày trước khi nội soi 10 – 30 phút.

Để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, bác sĩ quan sát dễ dàng và đánh giá đúng thực trạng dạ dày. Trước khi nội soi người bệnh cần nhịn ăn khoảng 6 – 8 giờ. Và không dùng các loại thuốc chống đông vài ngày trước đó.

Nội soi dạ dày là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Tiến hành nội soi

+ Người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng về bên trái, co chân trên, duỗi thẳng chân dưới. Trường hợp nội soi đường miệng bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ngậm một dụng cụ bằng nhựa. Dụng cụ này có tác dụng để bảo vệ răng miệng. Và giữ để miệng luôn mở trong suốt quá trình nội soi.

+ Người bệnh được gắn các thiết bị theo dõi huyết áp, mạch, nhịp tim. Nếu nội soi gây mê thì sẽ được truyền thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch cánh tay.

+ Ống nội soi được đưa vào đường tiêu hóa để bác sĩ quan sát tìm kiếm dấu hiệu bất thường rồi chụp ảnh và ghi lại.

Kết thúc nội soi

+ Bệnh nhân nội soi dạ dày gây mê sẽ được đưa ra nằm ở vị trí hồi tỉnh trong khoảng 30 phút.

+ Bệnh nhân chờ kết quả nội soi.

+ Bác sĩ đọc kết quả nội soi. Nếu cần thiết sẽ kê đơn thuốc và có những tư vấn cụ thể. Hẹn lịch tái khám cho người bệnh.

Nội soi dạ dày mang lại hiệu quả cao trong phát hiện và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, phương pháp nội soi dạ dày đã được cải tiến rất nhiều để giảm thiểu sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Hy vọng thông qua bài viết, người đọc đã phần nào có kiến thức về phương pháp này. Liên hệ hotline 1900 9184 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]