Biến chứng tiểu đường gây loét da: Triệu chứng và cách điều trị

11/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu thống kê, cứ 100 người mắc bệnh tiểu đường thì có 15 người phải đối mặt với tình trạng loét da. Vấn đề này xuất hiện cả ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và type. Nếu không được chăm sóc đúng, vết loét có thể tiến triển nặng, thậm chí khiến người bệnh phải cắt chi.

Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn chức năng của tuyến tụy, gây ra sự gia tăng bất thường của lượng đường trong máu. Với bệnh nhân tiểu đường, kết quả xét nghiệm máu khi đói cho giá trị đường huyết lớn hơn hoặc bằng 1.26g/l.

Với bệnh nhân tiểu đường, glucose không được đưa vào tế bào do cơ thể thiếu hụt insulin (khi tuyến tụy hoạt động kiệt sức – tiểu đường type 1) hay do giảm hiệu quả của insulin (tiểu đường type 2) hoặc do cả hai.

Bệnh nhân tiểu đường nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng: suy thận, khả năng lọc máu bị ảnh hưởng, mất thị lực, mắc bệnh thần kinh, loét bàn chân…

Tại sao tiểu đường lại biến chứng gây loét da?

Loét da, đặc biệt là da bàn chân thường xuất hiện ở những bệnh nhân tiểu đường có đồng thời hai hoặc nhiều hơn 2 yếu tố nguy cơ. 

– Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cảm giác do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương bởi nồng độ đường trong máu tăng cao. Tiến trình phát triển từ cảm giác bỏng rát như điện giật, dao đâm đến tê, châm chích rồi hoàn toàn mất cảm giác. Sau đó, người bệnh không nhận thấy đau ngay cả khi bị thương.

Biến chứng này thường gây ra mất cảm giác ở bàn chân, có thể khiến chân biến dạng do áp lực tỳ đè bất thường ở một số điểm của bàn chân.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có biến chứng thần kinh cũng dễ bị loét bàn chân dù chỉ chịu chấn thương nhẹ như: đeo giày không đúng cỡ chân, tổn thương do nhiệt, chấn thương cơ học…

Vận động liên tục với một bàn chân mất cảm giác khiến vết thương trên chân lâu lành, dẫn đến tình trạng viêm loét kéo dài ở người bệnh tiểu đường.

– Lưu thông máu tới chân kém

Máu lưu thông tới chân kém khiến máu không đủ để nuôi các tế bào và mô khiến vùng da chân suy yếu từ đó dễ hình thành mảng chai cứng và dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, tốc độ phục hồi vết thương cũng chậm hơn khiến người bệnh dễ bị viêm loét nếu vết thương không được chăm sóc đúng cách.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loét da ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng loét da ở bệnh nhân tiểu đường tăng cao nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ như:

– Khả năng kiểm soát đường huyết kém.

– Hút thuốc lá, nghiện rượu

– Bệnh thần kinh ngoại biên kèm mất cảm giác

– Bàn chân bị biến dạng, chân xuất hiện các vết chai.

– Có tiền sử loét chân hay đoạn chi.

– Đang bị suy thận mạn, đặc biệt là suy thận mạn giai đoạn cuối đang phải lọc máu.

– Béo phì

– Bàn chân không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên

– Mang giày dép chật, kém chất lượng.

Triệu chứng của biến chứng tiểu đường gây loét da

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời là “chìa khóa” để phòng ngừa và ngăn chặn sự diễn tiến của loét da do biến chứng tiểu đường. Việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh hỗ trợ đắc lực cho quá trình chăm sóc và phục hồi vết thương.

Triệu chứng ban đầu của biến chứng tiểu đường gây loét da
Triệu chứng ban đầu của biến chứng tiểu đường gây loét da

Người bệnh chú ý đến các triệu chứng như:

– Màu da chân thay đổi. Chân xuất hiện các vùng có sắc tố da bất thường như: vàng, đỏ, xám, đen, hồng… Đặc biệt lưu ý khi vết loét có màu đen bởi khi đó các tế bào trong mô đã chết gây hoại tử.

– Da chân lạnh, nóng bất thường.

– Chân, đặc biệt là gót chân xuất hiện các vết nứt.

– Chân có mùi hôi khó chịu ngay cả sau khi vệ sinh sạch sẽ.

– Mắt cá chân hoặc chân sưng phù.

– Vết loét đau nhói, chảy dịch.

Các vết loét nếu không được chăm sóc đúng cách, vệ sinh sạch sẽ có thể liên tục lan rộng và tiến sâu vào trong gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Đặc biệt, với bệnh nhân tiểu đường, vết loét có thể dễ bị nhiễm trùng, lỗ rò từ đó gây hoại tử, người bệnh đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi liên quan. Bởi vậy, ngay khi trên da xuất hiện vết loét, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được lên phương án chăm sóc tốt nhất, hạn chế tối đa biến chứng đáng tiếc.

Chăm sóc bệnh nhân bị biến chứng tiểu đường gây loét da

Với mỗi tình trạng loét da, bác sĩ khi thăm khám sẽ đưa ra cho bệnh nhân phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc phù hợp. Trong đó, mục tiêu chính khi điều trị chính là sớm làm lành vết loét để hạn chế khả năng nhiễm trùng. Bên cạnh đó là các yếu tố quan trọng như:

– Giảm áp lực tì đè vào vùng da đang bị loét.

– Cắt lọc vết thương để loại bỏ da và mô chết.

– Dùng thuốc bôi và băng gạc phù hợp để làm lành vết thương.

– Kiểm soát đường huyết

– Kiểm soát các vấn đề sức khỏe: huyết áp, mỡ máu, điều trị bệnh thần kinh ngoại biên, động mạch ngoại biên (nếu có)…

Ngăn ngừa nhiễm trùng vết loét

Việc đầu tiên trong điều trị biến chứng loét da ở bệnh nhân tiểu đường chính là việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh chú ý:

– Kiểm soát chặt chẽ để giữ cho đường huyết luôn ở mức ổn định.

– Giữ vết loét sạch sẽ. Băng lại để tránh bụi bẩn, nhiễm trùng.

– Làm sạch vết thương thường xuyên.

– Không đi chân đất để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, tránh để vết thương bị loét rộng ra.

– Với những vết loét bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh và chỉ định bệnh nhân nhập viện để chăm sóc vết thương.

Ngăn ngừa nhiễm trùng vết loét đóng vai trò quan trọng khi điều trị
Ngăn ngừa nhiễm trùng vết loét đóng vai trò quan trọng khi điều trị

Lưu ý:

Không dùng dung dịch betadine đậm đặc, oxy già hay ngâm chân trong nước để tránh gây biến chứng.

Giảm áp lực cho vùng da bị loét

Giảm áp lực tì đè là một trong những yếu tố quan trọng giúp vết loét nhanh lành. Tùy vào tình trạng loét da mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như: mang dụng cụ nẹp chân, dùng nạng, xe lăn, bó bột chuyên dụng…

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không thành công và buộc phải xử lý vết loét. Để loại bỏ áp lực tì đè, bác sĩ thực hiện phẫu thuật: cạo, cắt bỏ các xương để điều chỉnh biến dạng bàn chân, thậm chí có thể cắt cụt chi để giữ sức khỏe cho người bệnh.

Tùy vào kích thước, vị trí vết loét, áp lực tì đè, cách chăm sóc và đường huyết của bệnh nhân mà thời gian lành vết loét có thể nhanh chậm khác nhau.

Điều trị khác 

Cùng với việc điều trị vết loét thì bệnh nhân cần phải điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh lý tiểu đường: ổn định đường huyết, huyết áp, lipid máu, và bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên (nếu có).

Cùng với đó, người bệnh cần có chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát đường huyết tối ưu, tập thể dục thường xuyên để cải thiện độ nhạy cảm insulin của cơ thể (lưu ý vận động vừa phải và tránh tiếp xúc với vị trí có loét), bỏ hút thuốc lá, không dùng chất kích thích…

Trên đây là những thông khoa học về biến chứng tiểu đường gây loét da. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]