Bệnh hạ cam là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Mắc hạ cam làm tăng nguy cơ nhiễm HIV 5 – 9 lần so với bình thường. Dấu hiệu của bệnh hạ cam là gì? Làm sao để điều trị? Tìm hiểu ngay trong bài viết!
Bệnh hạ cam là gì?
Hạ cam là tình trạng nhiễm trùng vùng da sinh dục hoặc màng nhầy gây ra bởi Haemophilus ducreyi. Vi khuẩn Haemophilus ducrey xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết lở loét nhỏ trên da, từ đó gây bệnh. Bệnh hạ cam là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đặc trưng bởi các vết loét đau, sẹo lồi, sưng hạch bạch huyết bẹn, mưng mủ.
Bệnh hạ cam có tính chất tương tự như giang mai và bệnh herpes sinh dục. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Bệnh hạ cam lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ở một số trường hợp ở trẻ em và thanh niên, bệnh có thể lây truyền qua vết loét khi vi khuẩn từ dịch lỏng (mủ) của người bệnh tới người bị nhiễm bệnh mà không qua đường tình dục.
Triệu chứng của bệnh hạ cam
Các triệu chứng của bệnh hạ cam thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh (3 – 7 ngày) với các dấu hiệu điển hình:
– Ban đầu, bộ phận sinh dục của nam giới xuất hiện các nốt sần nhỏ, kèm cảm giác đau.
– Các nốt sần dần vỡ ra thành những vết loét nông, mềm, mép gồ ghề, lồi lõm, viền đỏ, gây đau.
– Kích thước của các vết loét có thể to nhỏ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, các vết loét có thể xói mòn sâu gây phá hủy mô.
– Xuất hiện hạch bạch huyết ở vùng bẹn tạo thành hạch xoài (hạch bạch huyết phù đại và mềm). Hạch có thể dính vào nhau hoặc di động, mưng mủ, tạo thành ổ áp xe nguy hiểm. Một số trường hợp, vùng da bị áp xe sưng đỏ, sáng bóng, thậm chí vỡ ra thành lỗ rò.
– Các vết nhiễm trùng có thể lây lan gây ra các tổn thương mới ở những vùng da bị lây lan.
– Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hạ cam có thể gây ra hẹp bao quy đầu, lỗ rò niệu đạo, hẹp niệu đạo…
Cách chẩn đoán bệnh hạ cam
Mọi đối tượng từng quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ cao mắc bệnh hạ cam. Đặc biệt, nhóm nam giới không cắt bao quy đầu có khả năng nhiễm bệnh cao hơn các nhóm còn lại.
Để chẩn đoán hạ cam, bác sĩ thường dựa vào tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Trong đó, các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh lý này gồm:
– Vết loét không rõ nguyên nhân ở bộ phận sinh dục.
– Xuất hiện hạch xoài, hạch bạch huyết sưng, đau khi ấn vào ở bộ phận sinh dục.
Người bệnh có nguy cơ cao nếu từng đi qua hoặc sống tại vùng dịch tễ.
Bên cạnh đó, phương pháp nuôi cấy hoặc PCR cũng được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh. Người bệnh sẽ được lấy mẫu từ hạch dịch hoặc dịch từ mép của vết loét để làm xét nghiệm xác định Haemophilus ducreyi. Bên cạnh đó, một vài xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán như: xét nghiệm huyết thanh học, cấy tìm herpes để loại trừ giang mai, HIV.
![Vi khuẩn Haemophilus ducrey xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết lở loét nhỏ trên da](https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/10/benh-ha-cam.jpg)
Cách điều trị bệnh hạ cam
Việc điều trị bệnh hạ cam cần được bắt đầu sớm ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh mà chưa cần có kết quả xét nghiệm.
Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh trong điều trị cùng các loại thuốc được khuyến cáo:
– Azithromycin 1g uống/ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp
– Erythromycin 500mg đường uống (3 lần/ngày x 7 ngày)
– Ciprofloxacin 500mg uống (2 lần/ ngày x 3 ngày)
Với bệnh nhân đồng nhiễm HIV, bác sĩ lên phác đồ điều trị đặc biệt bởi liều đơn có thể không hiệu quả với nhóm này. Các vết loét để hồi phục có thể cần đến 2 tuần.
Để cắt giảm triệu chứng, bác sĩ cũng có thể thực hiện dẫn lưu bạch hạch kết hợp với dùng kháng sinh phù hợp.
Cùng với việc điều trị, đối tác tình dục của người bệnh cũng cần được kiểm tra và điều trị dự phòng nếu phát sinh quan hệ tình dục với bệnh nhân trong 10 ngày trước khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng.
Sau khi có chẩn đoán mắc bệnh 3 tháng, người bệnh nên làm xét nghiệm huyết thanh và giang mai.
Phòng ngừa bệnh hạ cam
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hạ cam và nguy cơ bệnh tiến triển nặng, cần lưu ý:
– Chỉ quan hệ tình dục với 1 người và chắc chắn rằng đối tác tình dục của mình không bị nhiễm bệnh.
– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.
– Kiêng quan hệ tình dục khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Đảm bảo mủ từ vị trí nhiễm bệnh không dính vào bất kỳ vùng da nào khác trên người hoặc dính vào cơ thể của người khác.
Trên đây là những thông khoa học về bệnh hạ cam. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
![Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?](https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/04/4-1-1024x563.png)
Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?
Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]
![Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?](https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/04/de-mo-xong-co-chuom-da-lanh-duoc-khong-1024x563.jpg)
Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?
Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]
![Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?](https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/07/3-1024x563.jpg)
Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?
Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]
![Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi](https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/07/8-1-1024x563.jpg)
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]