Addison: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

10/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Addison là bệnh lý tương đối hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe nếu áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh lý tại bài viết dưới đây nhé! 

Addison là bệnh gì? 

Nằm phía trên ở mỗi quả thận là các tuyến thượng thận, đây là phần của hệ nội tiết, nắm vai trò tạo hormone ảnh hưởng đến các cơ quan và lớp mô của cơ thể. Mỗi tuyến thượng thận có 2 lớp đó là lớp tủy sản xuất Adrenaline và lớp vỏ tiết ra Corticosteroid. Bệnh Addison (hay còn gọi suy tuyến thượng thận) là dạng rối loạn hormone tiết ra bởi tuyến thượng thận, thường xảy ra khi có tổn thương ở lớp vỏ tuyến này. 

Bệnh Addison (hay còn gọi suy tuyến thượng thận) là dạng rối loạn hormone tiết ra bởi tuyến thượng thận, thường xảy ra khi có tổn thương ở lớp vỏ tuyến này. 
Bệnh Addison (hay còn gọi suy tuyến thượng thận) là dạng rối loạn hormone tiết ra bởi tuyến thượng thận, thường xảy ra khi có tổn thương ở lớp vỏ tuyến này.

Những nguyên nhân gây bệnh suy tuyến thượng thận 

Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến thượng thận thường là do hoạt động của tuyến thượng thận không đảm bảo sự hiệu quả. Đồng thời, tuyến này sản xuất hormone để duy trì hoạt động của cơ quan và mô. Do đó, khi nó bị tổn thương, việc sản xuất hormone cortisol và aldosterone cũng sẽ bị suy giảm đáng kể. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố được xem là tác nhân phát bệnh như: 

– Miễn dịch nhận nhầm tuyến thượng thận, từ đó gây nguy cơ nghiêm trọng cho cơ thể. 

– Tác động của bệnh lý nhiễm trùng như là: Nấm, HIV…

– Khối u hoặc tình trạng xuất huyết ở tuyến thượng thận. 

Những triệu chứng điển hình của bệnh suy tuyến thượng thận 

Theo thời gian, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu điển hình dưới đây: 

– Mệt mỏi, cảm giác bị yếu cơ.

– Mất cảm giác ngon miệng, hạ huyết áp, kéo dài gây sụt cân nghiêm trọng. 

– Huyết áp giảm nhiều khi đứng, điều này dẫn đến chóng mặt, thậm chí đôi khi là ngất xỉu. 

– Xuất hiện vết nám, da sạm đen và có tàn nhang ở trên da. 

– Da sẫm màu, đặc biệt xảy ra ở vị trí vùng trán, khuỷu tay, đầu gối hoặc gây sẹo, nếp gấp da và nếp nhăn (ở vùng lòng bàn tay).

– Lượng đường trong máu ở mức thấp đáng báo động (hạ đường huyết). 

– Nôn, buồn nôn và bị tiêu chảy.

– Tâm trạng buồn bực, khó chịu. Tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm.

– Không thích nghi được với những cảm giác nóng hoặc lạnh. 

– Đặc biệt thèm đồ ăn mặn. 

Mệt mỏi, chán nản là một trong số những biểu hiện của suy tuyến thượng thận
Mệt mỏi, chán nản là một trong số những biểu hiện của suy tuyến thượng thận

Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thực hiện như thế nào? 

Cách chẩn đoán bệnh Addison

Bác sĩ căn cứ vào tiền sử bệnh khai thác được sau khi khám bệnh lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ còn kết hợp việc thăm khám hệ thống và xác định nồng độ hormone trong máu qua một số hình thức xét nghiệm như: 

– Xét nghiệm Cortisol huyết.

– Xét nghiệm ACTH huyết.

– Xét nghiệm công thức máu. 

– Xét nghiệm tự kháng thể tuyến thượng thận. 

– Xét nghiệm Glucose máu.

– Xét nghiệm điện giải đồ. 

Ở một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ bao gồm: Chụp MRI tuyến yên, chụp CT Scanner bụng, chụp X-quang phổi…

Trong đó, các hình thức xét nghiệm quan trọng nhất bao gồm: 

Xét nghiệm đo điện giải ở trong máu 

Những bất thường trên công thức máu của bệnh nhân thường bao gồm: Nồng độ natri quá thấp hoặc kali quá cao, bệnh nhân bị thiếu máu *sắt thấp* hoặc mức độ bạch cầu ái toan tăng mạnh. Thông thường, lần đầu tiên bệnh được phát hiện thông qua những hình thức xét nghiệm thường quy để kiểm tra nồng độ natri hay kali. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra tình trạng tăng sắc tố của da như da sẫm màu hoặc bị nướu.

Xét nghiệm đo điện giải ở trong máu
Xét nghiệm đo điện giải ở trong máu

Thực hiện đo nồng độ hormone ở trong máu 

Cách hiệu quả nhất nhằm chẩn đoán bệnh đó là đo nồng độ hormone ở trong máu trước và sau khi cho ATCH. ATCH là hormone ở trong não, khi được giải phóng sẽ làm tăng giải phóng cortisol tuyến thượng thận. Với người bệnh, tuyến thượng thận không có khả năng đáp ứng với những kích thích từ ATCH, trong khi đó nồng độ cortisol vẫn ở mức khá thấp. 

Một số hình thức xét nghiệm khác cần thực hiện 

Một trong những hình thức xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đó là chụp CT tuyến thượng thận để xác định vị trí nhiễm trùng, ung thư hoặc chảy máu ở tuyến thượng thận. 

Ngoài ra, người bệnh được cân nhắc chỉ định xét nghiệm bệnh lao. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do bệnh tự miễn. 

Điều trị bệnh như thế nào? 

Tùy theo từng trường hợp với những dấu hiệu và tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, những biện pháp điều trị phổ biến bao gồm: 

– Glucocorticoid tự nhiên sản xuất bởi tuyến thượng thận sẽ được thay thế bởi chất glucocorticoid nhân tạo.

– Thay thế mineralocorticoid với những trường hợp bị suy tuyến thượng thận nguyên phát nghiêm trọng.

– Tăng liều hydrocortisone với những trường hợp bệnh nhân có stress.

– Bù đủ dịch kết hợp việc điều chỉnh glucose máu, điện giải ở những trường hợp bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận cấp.

– Tăng liều hydrocortisone với những trường hợp bệnh nhân stress kéo dài. 

Lưu ý, hiệu quả điều trị bệnh ở từng bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên điều quan trọng nhất là khả năng đáp ứng thuốc, tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh lý đi kèm. 

Những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Addison

Lưu ý, bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ khoa học, bao gồm: 

– Chọn loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao 

Người bệnh mắc bệnh lý này thường bị thiếu hụt glucose nên thực đơn hàng ngày sẽ cần phải đảm bảo chất béo và protein. Nguồn năng lượng dự trữ từ những loại thực phẩm này có khả năng chuyển hóa glucose giúp cơ thể có thể duy trì hoạt động bình thường. 

– Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin C

Do suy giảm hệ miễn dịch nên cơ thể người bệnh cần được bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C – đây là dưỡng chất có tác dụng cải thiện sức đề kháng, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy cortisol sản sinh.

– Tăng cường bổ sung dưỡng chất vitamin B 

Vitamin B là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất hormone ở tuyến thượng thận, do đó, người bệnh cần chú ý bổ sung loại dưỡng chất này để đảm bảo cơ thể phục hồi khỏe mạnh.

– Uống đủ nước mỗi ngày 

Đây là việc cần thiết phải thực hiện mỗi ngày nhằm nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh Addison. Nếu như cần được hỗ trợ, giải đáp hoặc đăng ký lịch xét nghiệm tại Bệnh viện Quốc tế Dolife, vui lòng liên hệ tổng đài 19001984. 

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]