Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

24/06/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Canxi hóa bánh nhau là gì?

Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi là vôi hóa bánh nhau hay xơ hóa bánh nhau. Hiện tượng này xảy ra khi có sự lắng đọng canxi ở giữa phần cơ của tử cung và bánh nhau. Nếu độ xơ hóa càng lớn thì mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi càng cao. 

Đa phần trong các trường hợp, bánh rau bị canxi hóa chỉ là một dấu hiệu cho biết mức độ trưởng thành bình thường của thai gần đủ tháng

Phân loại mức độ xơ hóa bánh nhau

Canxi hóa bánh nhau được chia thành 3 cấp độ và tương ứng với tuổi thai. Tuy nhiên, ở mỗi người lại có sự vôi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hoặc chậm hơn bình thường. 

Trên siêu âm, bánh rau sẽ được đánh giá mức độ canxi hóa với các cấp độ sau:

  • Độ 0: tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần;
  • Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần;
  • Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần;
  • Độ 3: tuổi thai 38,4 ± 2,2 tuần;

Khi bánh rau canxi hóa độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện. Em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường.

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng tích tụ canxi sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của bánh nhau. Đồng thời thai nhi cũng sẽ không phải chịu các tác động xấu. Tuy nhiên, trong trường hợp sự tích tụ canxi quá nhiều thì có thể gây nên những vấn đề nguy hiểm. Cụ thể:

– Việc tích tụ canxi ở vị trí nào sẽ gây xơ hoá nhau thai tại đó. Từ đó gây ra tình trạng tắc nghẽn một số mạch máu trong bánh rau.

– Nếu mức độ canxi hóa ở cấp độ 3 xảy ra ở những tuần thai còn sớm sẽ khiến cho việc trao đổi dinh dưỡng từ mẹ sang con kém hơn. Thai nhi trong bụng mẹ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng. Dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.

– Đối với những thai bị quá ngày sinh và bánh rau bị canxi hoá nhiều sẽ có nguy cơ suy thai cao. Vì trình trạng bào thai bị thiếu oxy nghiêm trọng. Những thai này cũng có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi bình thường khác.

– Nếu bào thai kéo dài đến 42 tuần tuổi, tình trạng canxi hóa bánh nhau sẽ diễn ra nhanh hơn. Máu được dẫn truyền qua bánh nhau sẽ bị giảm xuống khiến cho quá trình trao đổi oxy diễn ra khó khăn hơn. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu có thể dẫn đến tình trạng:

+ Suy thai,

+ Thai chết lưu trong quá trình chuyển dạ. Hoặc trẻ sẽ chết ngay sau sinh chỉ vài giờ,

+ Tác động xấu đến sự phát triển của trẻ do não bộ bị thiếu oxy kéo dài.

Mức độ canxi hóa bánh nhau có thể được đánh giá thông qua siêu âm

Nguyên nhân gây vôi hóa bánh nhau sớm

Một số trường hợp, độ trưởng thành của nhau thai nhanh hơn tuổi thai. Điều này có thể gây nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo như một số nghiên cứu hiện nay thì các yếu tố sau sẽ dẫn đến tình trạng trên:

– Các mẹ bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau.

– Phụ nữ mang thai con so.

– Phụ nữ mang thai khi còn ở độ tuổi quá trẻ.

– Hút thuốc khi đang mang thai và sử dụng các loại chất kích thích.

Ngoài ra, mẹ bị stress khi mang thai cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây canxi hóa nhau thai sớm. 

Phòng ngừa canxi hóa bánh nhau sớm bằng cách nào?

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đúng liều lượng mà bác sĩ đã quy định

Khi mang thai, thai phụ cần đều đặn đến khám tư vấn ở các bác sĩ sản khoa trong suốt thời kỳ mang thai. Đó là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất.

Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau. Gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh. Với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp. Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:

– Từ 0 – 12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày (tương đương 1 – 2 cốc sữa

– Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn.

– Từ 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 – 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.

– Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con.

Trên đây là những thông tin về tình trạng canxi hóa bánh nhau. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có những biểu hiện bất thường trong suốt thai kỳ, mẹ cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Liên hệ hotline 1900 1984 để đặt lịch và được hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]