Thiếu yếu tố V: Thiếu yếu tố đông máu gây nhiều bệnh lý nguy hiểm

26/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thiếu yếu tố là bệnh lý liên quan đến tình trạng chảy máu khó đông. Đây là bệnh lý không phổ biến với tỷ lệ khoảng 1 trên 1 triệu người. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng bệnh lý này qua bài viết bên dưới!

Tìm hiểu chung về thiếu yếu tố V
Tìm hiểu chung về thiếu yếu tố V

Tổng quan về thiếu yếu tố V

Thiếu yếu tố V là gì?

Thiếu yếu tố V (Bệnh Owren hay bệnh ưa chảy máu) là tình trạng rối loạn chảy máu gây kém đông máu sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Thiếu yếu tố V khác với đột biến yếu tố V Leiden – tình trạng gây đông máu quá mức. 

Yếu tố V (proaccelerin) là một loại protein được sản xuất ở gan, có khả năng chuyển đổi prothrombin thành thrombin – bước quan trọng trong quá trình đông máu. Khi yếu tố V bị thiếu hụt hoặc hoạt động không đúng cách, máu sẽ không thể đông lại, gây chảy máu kéo dài. Việc máu chảy không ngừng có thể khiến người bệnh tử vong.

Vai trò của yếu tố V trong quá trình đông máu

Quá trình đông máu bình thường có sự tham gia của 13 yếu tố, trong đó có yếu tố V.

Đông máu diễn ra theo 3 giai đoạn:

– Quá trình cầm máu nguyên phát

+ Co mạch: Mạch máu khi bị cắt sẽ lập tức co và thu hẹp lại để làm chậm quá trình mất máu.

+ Máu được gửi thông điệp hóa học để cơ thể giải phóng các yếu tố đông máu và bắt đầu quá trình đông máu. Tại vị trí của vết thương, tiểu cầu tập hợp và bắt đầu dính vào vết thương và dính vào nhau tạo thành nút thắt tiểu cầu mềm.

– Quá trình cầm máu thứ phát

+ Sau khi tiểu cầu hình thành nút tạm thời, các yếu tố đông máu sẽ xảy ra một chuỗi phản ứng phức tạp. Trong đó, yếu tố V chuyển prothrombin thành thrombin trong khoảng nửa chừng của chuỗi phản ứng.

+ Thrombin kích hoạt fibrinogen tạo fibrin tạo nên cục máu đông cuối cùng, làm cục máu đông cứng hơn, bịt kiens mạch máu bị vỡ, tạo lớp bảo vệ tái tạo mô.

– Kết thúc quá trình

+ Fibrin sẽ bắt đầu co lại sau một vài ngày, kéo mép của vết thương lại để các mô bị tổn thương xây dựng lại. Sau khi xây dựng lại xong mô bên dưới, cục fibrin sẽ tan ra.

+ Nếu cơ thể thiếu hụt yếu tố V, quá trình cầm máu thứ phát không thể diễn ra sẽ khiến chảy máu kéo dài, gây mất máu, nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Thiếu hụt yếu tố V gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu
Thiếu hụt yếu tố V gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu

Nguyên nhân gây thiếu yếu tố V

Hiện vẫn chưa thể xác định được chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu yếu tố V. Có hai giả thiết được ủng hộ nhất về nguyên nhân gây ra vấn đề này là di truyền và mắc phải sau sinh.

– Di truyền

Đây là một bệnh lý di truyền hiếm gặp gây ra bởi gen lặn (thừa hưởng gen từ cả bố và mẹ để biểu hiện thành triệu chứng). 

– Mắc phải

Thiếu hụt yếu tố V có thể là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc nhất định như: kháng sinh Chloraphenicol, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị một số bệnh lý miễn dịch như Lupus…

Bên cạnh đó, các vấn đề có thể ảnh hưởng đến yếu tố V như:

+ Đông máu rải rác trong lòng mạch 

+ Bệnh lý về gan: suy gan, xơ gan…

+ Cục máu đông bị phá vỡ do thuốc hoặc các bệnh lý gây phá hủy fibrin thứ phát

+ Phản ứng miễn dịch tự phát sau sinh hoặc sau phẫu thuật

+ Ảnh hưởng của một số loại ung thư (ung thư máu, suy tủy…) và tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị ung thư.

Triệu chứng khi thiếu hụt yếu tố V

Tùy vào số lượng yếu tố V bị thiếu hụt mà các triệu chứng diễn ra trên mỗi bệnh nhân là khác nhau.

Với các trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng:

– Chảy máu bất thường sau giải phẫu, chấn thương hay sau sinh.

– Chảy máu bất thường dưới da.

Chảy máu cam.

– Chảy máu nướu, chân răng.

– Cơ thể dễ bị bầm tím.

– Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, nhiều.

– Đi tiêu phân đen, ho ra máu do các cơ quan như đường ruột, phổi bị chảy máu.

Người bệnh dễ xuất hiện các vết bầm tím
Người bệnh dễ xuất hiện các vết bầm tím

Thông thường, bệnh thường được phát hiện khi:

– Vô tình phát hiện bệnh khi thăm khám bệnh lý khác hoặc do bị chảy máu và khó cầm máu.

– Không có biểu hiện bất thường về chảy máu. Vô tình phát hiện khi kiểm tra xét nghiệm đông máu như một chỉ định bắt buộc.

Phương pháp điều trị thiếu yếu tố V

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thiếu hụt yếu tố V, người bệnh thường được chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán như:

– Xét nghiệm yếu tố đo lường hiệu suất của các yếu tố đông máu.

– Xét nghiệm định tính và định lượng yếu tố V.

– Đo thời gian đông máu ảnh hưởng bởi yếu tố I, II. V, VII, X.

– Đo thời gian đông máu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố I, II, V, VIII, IX, X, XI, XII và von Willebrand.

– Xét nghiệm chất ức chế.

– Các xét nghiệm miễn dịch khác.

Người bệnh cần làm xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu của cơ thể để chẩn đoán tình trạng thiếu hụt yếu tố V
Người bệnh cần làm xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu của cơ thể để chẩn đoán tình trạng thiếu hụt yếu tố V

Điều trị

Hiện thiếu yếu tố V vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp hiện nay đều đang hướng đến mục tiêu kiểm soát số lượng yếu tố V để bù đắp lượng còn thiếu. 

Bác sĩ sẽ chỉ định truyền bổ sung lượng yếu tố V còn thiếu với dịch truyền là huyết tương đông lạnh và tiểu cầu chiết suất từ máy người hiến máu. Hiện vẫn chưa có phương pháp nào có thể thay thế phương pháp này.

Trên đây là những thông tin chung về thiếu yếu tố V. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đăng ký dịch vụ đẻ trọn gói đang là xu hướng mà nhiều mẹ bầu hiện đại lựa chọn vì những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ đẻ trọn gói có đắt không là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều thắc mắc. Vậy hãy cùng DoLife tìm […]

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5 Bệnh viện Quốc tế DoLife xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ 30/4 -1/5 như sau: – Thời gian nghỉ: 28/4/2024 – Thời gian làm việc lại: 2/5/2024 – Trực cấp cứu và thai sản: 24/24 Vui lòng liên hệ hotline để […]

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Đau dạ con sau sinh mổ là vấn đề mà chị em nào cũng gặp phải. Vì vậy đẻ mổ bao lâu hết đau dạ con là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Đau dạ con […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]