Tâm thần phân liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

01/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tâm thần phân liệt là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên chủ yếu tập trung ở người trẻ, phần lớn trong độ tuổi từ 15 – 35. Vậy tâm thần phân liệt có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tâm thần phân liệt là bệnh gì?

Ảo giác, hoang tưởng, rối loạn hành vi và ngôn ngữ,… là những triệu chứng điển hình của bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Đặc trưng người bệnh luôn xuất hiện các suy nghĩ sai lệch, không phù hợp, khó nhận biết đúng sai và đôi khi xuất hiện hoang tưởng.

Bệnh lý này là tình trạng rối loạn hoạt động não bộ có tính chất mạn tính cần phải điều trị suốt đời. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Cần phân biệt căn bệnh này với bệnh đa nhân cách. Đây là một bệnh liên quan đến sự rối loạn cảm xúc và tư duy. Từ đó gây nên sự thay đổi và suy yếu về nhân cách.

Hiện nay, đa số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt ở trong độ tuổi 25 trở lên. Mọi đối tượng trong xã hội đều có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Do đó, chúng ta không nên chủ quan với sức khỏe tâm thần của bản bản thân. 

Phân loại tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt được chia thành các dạng sau đây:

  • Rối loạn nhân cách phân liệt (rối loạn nhân cách): Tình trạng sức khỏe tâm thần được biểu hiện bằng cảm giác khó chịu với các mối quan hệ thân thiết và những hoạt động tương tác xã hội. Người mắc rối loạn nhân cách phân liệt có quan điểm lệch lạc về thực tế, mê tín và hành vi bất thường.
  • Rối loạn hoang tưởng là một loại rối loạn tâm thần. Đặc trưng bởi sự xuất hiện của 1 hoặc nhiều ảo tưởng.
  • Rối loạn tâm thần ngắn hạn.
  • Rối loạn tâm thần dạng phân liệt: tương tự như tâm thần phân liệt. Tình trạng này cũng là chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách hành động, suy nghĩ, trao đổi giữa người bệnh với người khác. Tuy nhiên, không giống như tâm thần phân liệt, tình trạng này chỉ kéo dài từ 1 – 6 tháng.
  • Rối loạn phổ tâm thần phân liệt khác.

Triệu chứng cảnh báo bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng nhận biết căn bệnh này thường được chia thành 3 loại như sau:

Triệu chứng dương tính

  • Hoang tưởng: Tin vào những điều không phù hợp với thực tế. Người bệnh cho rằng mình bị theo dõi hoặc bị điều khiển từ bên ngoài.
  • Ảo giác: Chủ yếu là nhìn hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại. Mặc dù ảo giác có thể ở bất kỳ loại giác quan nào. Ảo thanh là loại ảo giác thường gặp nhất trong tâm thần phân liệt.
  • Rối loạn tư duy: Người bệnh khó diễn đạt suy nghĩ. Hoặc đang nói chủ đề này chuyển sang chủ đề khác mà không có sự liên kết logic. Lời nói rời rạc, lung tung, khó hiểu.
  • Hành vi vô tổ chức: Biểu hiện ở nhiều mức độ, từ ngây ngô, dại dột đến kích động khó lường.
Luôn có suy nghĩ tự tự và muốn tự tự tử là hậu quả nặng nề nhất mà bệnh tâm thần phân liệt gây nên

Triệu chứng âm tính

  • Mất quan tâm trong hoạt động hàng ngày: Người bệnh thường không quan tâm tới các vấn đề, sự kiện xuất hiện xung quanh. Ngại tham gia các hoạt động hàng ngày.
  • Xuất hiện thiếu cảm xúc: Người bệnh mặc cảm với những người xung quanh. Không còn hào hứng với những thú vui trước đây. Cảm xúc trái ngược (yêu ghét thất thường),xa lánh người thân, đôi khi còn có những cảm xúc bất chợt vô cớ: khóc, cười, lo sợ, giận dữ…
  • Giảm khả năng lập kế hoạch hoặc thực hiện hoạt động: Người bệnh cảm thấy khó tập trung trong công việc, học tập. Người lao động chân tay không thể dậy sớm, không đi làm đúng giờ. Hoạt động chậm chạp, hiệu quả công việc, học tập giảm sút.
  • Thu rút khỏi xã hội: Người bệnh ngại giao tiếp với mọi người dẫn tới tình trạng mất đi khả năng giao tiếp xã hội. Tình trạng này có thể do hoang tưởng sợ có ai đó làm hại.
  • Mất động lực: Người bệnh không còn cảm thấy hứng thú, không còn động lực để làm việc, học tập. Hoặc không muốn tham gia vào bất cứ một hoạt động xã hội nào.

Triệu chứng nhận thức

Các triệu chứng nhận thức liên quan với quá trình suy nghĩ. Những triệu chứng này can thiệp vào khả năng thực hiện công việc hàng ngày. Các triệu chứng suy giảm nhận thức bao gồm:

  • Tiếp nhận thông tin kém
  • Khó tập trung chú ý
  • Giảm trí nhớ
  • Triệu chứng trầm cảm.

Biến chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần nặng. Nó có biểu hiện rất đa dạng, khó điều trị và dễ tái phát. Vì vậy, căn bệnh này để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Có thể kế đến như:

  • Tự tử, cố gắng tự tử và ý nghĩ tự tử;
  • Rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD);
  • Sự chán nản;
  • Lạm dụng rượu hoặc các loại thuốc khác, bao gồm cả nicotin;
  • Không có khả năng đi làm hoặc đi học;
  • Vấn đề tài chính và tình trạng vô gia cư;
  • Cách ly xã hội;
  • Các vấn đề sức khỏe và y tế;
  • Trở thành nạn nhân;
  • Hành vi hung hăng, mặc dù không phổ biến.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay nguyên nhân chính gây nên bệnh tâm thần phân liệt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng một số nguyên nhân dưới đây có thể liên quan đến căn bệnh này. Cụ thể:

  • Di truyền: Những người trong gia đình có người mắc tâm thần phân liệt có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người khác.
  • Các chất trong não: Các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin và glutamate không thể tự điều chỉnh gây nên những rối loạn trong não.
  • Cấu trúc trong não bất thường: Khi cấu trúc não bất thường có thể gây nên những rối loạn dẫn truyền điện trong não.
  • Môi trường: Với những người có gen mắc tâm thần phân liệt khi nhiễm virus, tiếp xúc với chất độc hại hoặc chất gây nghiện có thể làm khởi phát bệnh.

Chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt thế nào?

Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ dựa trên những câu hỏi, triệu chứng và quan sát hành động của bạn. Bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi để loại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây triệu chứng. Sau đó, so sánh với các tiêu chí cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Theo tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản, chẩn đoán căn bệnh này gồm những yếu tố sau:

  • Ít nhất 2 trong số 5 triệu chứng chính.
  • Bạn đã xuất hiện các triệu chứng trong ít nhất 1 tháng.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc các mối quan hệ của bạn.

Không có bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán nào cho bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để loại trừ những tình trạng khác. Trước khi chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Các xét nghiệm gồm:

  • Kiểm tra hình ảnh: Bác sĩ sử dụng kỹ thuật như:

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT), 

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI),

+ Các xét nghiệm hình ảnh khác để loại trừ những vấn đề như đột quỵ, chấn thương não, khối u.

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch tủy: Được thực hiện để loại trừ những rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, rối loạn nội tiết, thần kinh hoặc bệnh tiềm ẩn.
  • Điện não đồ (EEG): Giúp phát hiện và ghi lại hoạt động trong não nhằm loại trừ các tình trạng động kinh.

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Vật lý trị liệu là một phương pháp mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh

Bệnh tâm thần phân liệt tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị. Bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh cần được điều trị suốt đời, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

Một số phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt mà bác sĩ có thể chỉ định như:

Sử dụng thuốc

Để giảm những triệu chứng của tâm thần phân liệt, thuốc luôn là liệu pháp đầu tay được sử dụng trong điều trị.

Thuốc hay được sử dụng trong điều trị là thuốc chống loạn thần. Thuốc này có tác dụng giảm dopamine dẫn truyền trong não. Từ đó đưa nồng độ chất này về bình thường.

Thông thường, bác sĩ sẽ dò liều thấp nhất với bệnh nhân nhưng vẫn đạt được hiệu quả giúp giảm triệu chứng.Tuy nhiên, thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như:

  • Bồn chồn,
  • Khó chịu,
  • Run người,
  • Thay đổi nội tiết tố khiến người bệnh không chịu được và phải bỏ thuốc.

Tâm lý trị liệu

Sau khi đã cải thiện được triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp tâm lý trị liệu để giúp bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường.

  • Liệu pháp tâm lý cá nhân: Phân tích những suy nghĩ sai lệch để người bệnh nhân thức rõ ràng. Ngoài ra cần phải kết hợp những cách đối phó với căng thẳng và phát hiện sớm các triệu chứng nặng của bệnh.
  • Đào tạo kỹ năng xã hội: Cải thiện tương tác xã hội. Tăng cường tham gia các hoạt động hàng ngày.
  • Giáo dục gia đình: Cung cấp các kiến thức để người nhà giúp đỡ cũng như biết cách xử trí với người tâm thần phân liệt.

Điều trị tại bệnh viện

Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tại bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Có ý định tự tử
  • Rối loạn lo âu
  • Hoang tưởng

Lưu ý, trong bệnh viện người bệnh cũng sẽ được kết hợp liệu pháp tâm lý trị liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện được sử dụng tại bệnh viện nhằm hỗ trợ điều trị trong trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc.

Đây là liệu pháp dùng một dòng điện từ bên ngoài cộng hưởng với điện não của cơ thể. Từ đó làm quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh thùy trán và thùy thái dương. Nhằm tạo ra giai đoạn hôn mê ngắn để cải thiện triệu chứng.

Trên đây là những thông tin về bệnh tâm thần phân liệt. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được cung cấp những kiến thức để hiểu thêm về căn bệnh này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]