Sản phụ đẻ thường rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì?

11/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Sản phụ đẻ thường sau khi trải qua quá trình rạch tầng sinh môn, việc ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ ăn sau khi rạch tầng sinh môn.

Vì sao cần rạch tầng sinh môn trong lúc sinh thường?

Thường thì trong quá trình sinh đẻ, âm đạo của phụ nữ sẽ mở rộng tối đa để thuận tiện cho việc sinh em bé một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, âm đạo có thể không đủ rộng để bé đi qua một cách an toàn. Điều này có thể khiến bé bị ngạt hoặc nằm ở vị trí ngôi chân hoặc mông, hoặc do cơ co bóp ở cổ tử cung kém dẫn đến khó sinh. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bác sĩ có thể quyết định thực hiện cắt tầng sinh môn.

Sau khi sinh, bác sĩ sẽ thực hiện khâu lại tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu. Vùng được khâu lại này nằm ở giữa âm đạo và hậu môn. Kích thước của vết cắt tùy thuộc vào từng trường hợp sinh đẻ, có thể là lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên, sau khi được khâu lại, vết cắt thường để lại sẹo và có thể gây đau cho phụ nữ trong một khoảng thời gian sau sinh.

Sau bao lâu thì tầng sinh môn phục hồi?

Sau 2 đến 4 tuần, vết thương ở tầng sinh môn sẽ tự lên da non và liền lại. Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian này có thể sẽ khác nhau, người có cơ địa kém hơn có thể cần tới 12 tuần để vết khâu tầng sinh môn mới có thể hoàn toàn lành lại. 

Đặc biệt, sản phụ cần tuân thủ theo hướng dẫn để vết khâu sẽ mau hồi phục và không để lại di chứng.

Một số phương pháp giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành

Vệ sinh vết khâu sau sinh 

Sản phụ có thể sử dụng bông gạc y tế cùng nước ấm để lau vết khâu tầng sinh môn hàng ngày. Nên lau từ âm đạo rồi kéo nhẹ ra sau về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau lại nhiều lần và nhiều chiều vì có thể làm lây nhiễm vi khuẩn từ nơi bẩn sang nơi sạch.

Tắm đúng cách

Khi tắm sản phụ rạch tầng sinh môn cần lưu ý không được sử dụng vòi nước xịt thẳng, sâu và lâu vào vết thương. Áp lực nước mạnh từ vòi xịt có thể làm vết khâu bị bục ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra nhiễm trùng. Khi tắm xong cần lau khô và khử trùng khu vực vết khâu cũng như xung quanh vùng kín.

Vận động đúng cách 

Sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng bằng bài tập đi bộ. Việc vận động này sẽ giúp lưu thông máu giúp giảm sưng và vết khâu mau lành.

Sản phụ nên bổ sung gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?

Thực phẩm giàu protein từ các loại thịt

Sau khi sinh đẻ và có rạch tầng sinh môn, việc bổ sung đầy đủ chất đạm (protein) trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Một số loại thực phẩm giàu protein mà người mẹ có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày sau sinh bao như: thịt heo, thịt bò, cá…

Thực phẩm giàu protein từ các loại thịt
Thực phẩm giàu protein từ các loại thịt

Các loại rau xanh

Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn sau sinh có nhiều lợi ích cho bà mẹ. Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện quá trình tiêu hoá và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, rau xanh cũng có thể giúp làm mát cơ thể và bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ, tạo điều kiện tốt hơn cho việc cho con bú.

Các loại rau xanh
Các loại rau xanh

Thực phẩm chứa vitamin B12, sắt và acid folic

Sắt và axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu, mô mỡ và sự lành vết thương. Vitamin B12 cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tái tạo mô. Một số loại thực phẩm có thể bổ sung vào chế độ ăn để cung cấp sắt, axit folic và vitamin B12 như: phô mai, đậu xanh, bông cải, đậu mầm và cải bó xôi…

Thực phẩm chứa vitamin B12, sắt và acid folic
Thực phẩm chứa vitamin B12, sắt và acid folic

Các loại trái cây cung cấp vitamin A, C, E

Vitamin C là một hoạt chất có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chữa lành vết thương, giúp tái tạo collagen bên trong mô da. Vitamin A và E giúp cho quá trình hình thành mô và tế bào collagen mới diễn ra nhanh hơn. Thực phẩm giàu vitamin C, E, A bao gồm: Dâu tây, cà chua, xoài, đu đủ…

Các loại trái cây cung cấp vitamin A, C, E
Các loại trái cây cung cấp vitamin A, C, E

Tinh bột nguyên cám 

Giúp bổ sung vitamin và các chất cần thiết giúp tái tạo tế bào mô mới giúp cho vết thương mau lành. Những thực phẩm cần bổ sung tinh bột nguyên cám như: gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, ngũ cốc các loại….

Tinh bột nguyên cám 
Tinh bột nguyên cám

Thực phẩm giàu kẽm 

Gồm thịt màu đỏ, bánh mì, hải sản, thịt gà, ngũ cốc…. Kẽm giúp cho quá trình hình thành tế bào mô mới diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, kẽm còn giúp cơ thể tổng hợp protein kích thích chữa lành vết thương trong cơ thể.

Những loại thực phẩm cần kiêng kỵ sau khi rạch tầng sinh môn

Tránh các loại thực phẩm cần kiêng kị sẽ giúp vết rạch tầng sinh môn sau sinh lành nhanh hơn. Chúng bao gồm những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể là tác nhân làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh. Chất béo có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào và quá trình chuyển hóa, gây trì trệ trong quá trình lành vết thương. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể tác động đến hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm suy yếu hệ thống bảo vệ miễn dịch của cơ thể. Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn và khó lành lại.

Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm cay nóng có thể khiến cho sản phụ có cảm giác đau rát và sưng đỏ ở vết khâu. Cần tránh sử dụng các loại thực phẩm này để vết khâu tầng sinh môn mau được lành nhé.

Thực phẩm có khả năng gây sẹo

Ở thời điểm này người phụ nữ nên tránh một số thực phẩm gây sẹo cho vết khâu tầng sinh môn như: thịt bò, thịt gà, đồ nếp, rau muống, hải sản…

Rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… có thể có tác động xấu đến hệ miễn dịch và tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ tầng sinh môn sau sinh

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]