Run vô căn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

22/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Run vô căn là một dạng rối loạn hoạt động. Căn bệnh này gây rất nhiều phiền toái cho người mắc. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị run vô căn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Run vô căn là gì?

Run vô căn là bệnh thường gặp nhất trong số các rối loạn vận động. Bệnh gặp nhiều gấp 20 lần so với bệnh Parkinson. Nhưng khác với bệnh Parkinson, run vô căn thường không dẫn đến biến chứng nặng, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nó khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp và công việc.

Hầu hết những người mắc run vô căn đều có thể có một cuộc sống bình thường. Tuy vậy vẫn có thể cảm thấy các hoạt động hằng ngày như ăn uống, mặc quần áo, viết lách gặp đôi chút khó khăn.

Run vô căn xuất hiện âm thầm và tiến triển chậm. Có thể khi mới xuất hiện, các triệu chứng thường rất nhỏ nên người bệnh không thể nhìn thấy. Nhưng cùng với tuổi tác chứng run sẽ ngày càng trở nên rõ rệt. Nếu ở độ tuổi 40-60 tỷ lệ mắc là 4% thì những người từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ mắc khoảng 14%.

Run vô căn là một tình trạng khiến cho người bệnh có biểu hiện run ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhất là ở tay, gồm hai loại là run vận động và run tư thế.

Nguyên nhân gây run vô căn

Nguyên nhân chính xác gây run chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số trường hợp có những tổn thương thần kinh ở một số phần của não (gồm đồi thị là nơi tiếp nhận tín hiệu đau và các tín hiệu cảm giác khác) gây nên tình trạng tăng động không kiểm soát được và gây ra run.

Nhiều người thấy rằng họ bắt đầu bị run sau khi trải qua một đợt stress nặng như tai nạn hoặc cái chết của người thân. Mặc dù vậy không thể kết luận stress là nguyên nhân gây run vô căn. Song nó có thể là tác nhân khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu run vô căn xảy ra ở nhiều thành viên trong một gia đình, nó được gọi là run có tính chất gia đình (di truyền). Và thường xuất hiện ở đầu độ tuổi trung niên.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Những yếu tố nguy cơ khiến tăng khả năng gây bệnh có thể kể đến như: 

  • Do đột biến gen: Các con sẽ có tỷ lệ 50% mắc run vô căn nếu như bố mẹ mắc bệnh này. 
  • Tuổi: Run vô căn thường gặp nhất ở lứa tuổi khoảng 40 trở lên. Đặc biệt sau 65 tuổi.

Triệu chứng của run vô căn

Run vô căn liên quan tới những chuyển động nhanh, nhỏ. Người bệnh có thể gặp triệu chứng run liên tục, thường xuyên hay thỉnh thoảng. Run có thể từ nhẹ tới nặng. Nếu tình trạng run của người bệnh ở mức độ nhẹ thì thường không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng run ở mức độ nghiêm trọng, nó có thể cản trở tới những hoạt động bình thường của người bệnh.

Những triệu chứng của run vô căn có thể kể đến là:

  • Run ở tay hoặc bàn tay khi đang cố gắng thực hiện một động tác gì đó. Ví dụ như viết lách, cầm nắm hoặc buộc dây giày.
  • Run có ở đầu và cổ khiến cho đầu bạn luôn lắc lư bên này sang bên kia hoặc chuyển động lên xuống.
  • Những bộ phận khác của khuôn mặt cũng có thể bị giật chẳng hạn như giật mí mắt.
  • Run có thể ảnh hưởng đến lưỡi hoặc thanh âm khiến cho việc phát âm trở nên khó khăn. Ví dụ khi nói chuyện, giọng của cảm cảm giác bị run.
  • Run ở thân mình, chân hoặc bàn chân khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Điều này có thể dẫn đến dáng đi của bạn bị bất thường.

Biến chứng của bệnh run vô căn

Run vô căn tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên những triệu chứng thường xấu đi theo thời gian. Nếu tình trạng run trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt như cố gắng cầm nắm một vật gì đó để không bị đổ, ăn uống trở nên khó khăn,…

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán run vô căn

Run vô căn làm cho người bệnh vận động tay chân, cầm nắm khó khăn và luôn cảm thấy ngại ngùng và thiếu tự tin khi giao tiếp hay làm việc.

– Bác sĩ thường có thể chẩn đoán run vô căn thông qua:

  • Tiền sử bệnh
  • Những triệu chứng của người bệnh
  • Tiến hành thăm khám lâm sàng.

Không có xét nghiệm riêng biệt nào để chẩn đoán run vô căn. Thông thường, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm để loại trừ những tình trạng khác có thể gây ra triệu chứng của người bệnh.

– Bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động của hệ thần kinh như là:

  • Phản xạ của gân và cơ bắp;
  • Dáng đi;
  • Khả năng cảm nhận một số cảm giác.

– Xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân gây run, bao gồm:

  • Bệnh tuyến giáp;
  • Các vấn đề về trao đổi chất;
  • Tác dụng phụ của thuốc.

Chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, CT, MRI) để loại trừ những nguyên nhân như viêm não, u não,…

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh quét nhận vận chuyển dopamine để loại trừ cơn run của người bệnh là do bệnh Parkinson gây ra.

Phương pháp điều trị run vô căn

Run vô căn có thể không cần phải điều trị nếu các triệu chứng của người bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng run vô căn ngày càng tăng và làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chẹn beta: Thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, thuốc chẹn beta như propranolol giúp làm giảm chứng run ở một số người. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định ở những trường hợp như block nhĩ thất độ 2 hoặc 3, hen suyễn, tiểu đường type 1.
  • Thuốc chống động kinh: Primidone, gabapentin và topiramate có thể có hiệu quả ở những người không đáp ứng với thuốc chẹn beta.
  • Thuốc an thần nhẹ: Prazolam và clonazepam.
  • Thuốc thuốc chẹn kênh canxi: Flunarizine và Nimodipine.
  • Thuốc tiêm OnabotulinumtoxinA (Botox): Hữu ích trong việc điều trị một số dạng run nhất là run ở đầu và giọng nói.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện nếu tình trạng run của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và người bệnh không đáp ứng với thuốc. Các biện pháp phẫu thuật được sử dụng hiện nay là: Phẫu thuật mở đồi thị và kích thích não sâu. Tuy nhiên, kỹ thuật này tại Việt Nam đang còn rất hạn chế.

Trên đây là những thông tin về bệnh run vô căn. Nếu còn những câu hỏi cần được tư vấn, liên hệ hotline 1900 1984 để được giải đáp.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]