Phương pháp chữa viêm phế quản theo cách dân gian

17/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm phế quản theo cách dân gian hiệu quả, không cần dùng thuốc hay kháng sinh. 

Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi (khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí…)

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm cây khí-phế quản, làm phế quản bị thu hẹp, tiết nhiều dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở. Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường cảm thấy khó thở, ho, khò khè, khạc đờm.

Có hai loại viêm phế quản là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản cấp tính nếu không được điều trị đúng cách kịp thời có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 

Triệu chứng bệnh

Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường xuất hiện các tình trạng:

– Sốt

– Ho, đau họng, có đờm (trắng hoặc vàng)

– Đau nhức đầu

– Niêm mạc phế quản phù nề, sưng đỏ

– Mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh

Phương pháp chữa viêm phế quản theo cách dân gian

Thông thường, bệnh viêm phế quản cấp tính do virus gây ra sẽ tự khỏi mà không cần điều trị sau khoảng 2 – 3 tuần. Để giúp bệnh nhanh khỏi, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa viêm phế quản theo cách dân gian lành tính, không cần dùng thuốc kháng sinh.

Chữa bệnh viêm phế quản bằng mật ong

Mật ong là một trong những loại kháng sinh tự nhiên hiệu quả với khả năng ức chế virus, kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Chữa viêm phế quản bằng mật ong, người bệnh có thể áp dụng nhiều bài thuốc đơn giản

– Dùng mật ong và giấm táo

Sử dụng hỗn hợp gồm 1 cốc giấm táo + 1 muỗng mật ong + 2 cốc nước lọc trộn đều, uống mỗi ngày đến khi hết các triệu chứng của viêm phế quản

– Dùng mật ong và chanh

Sử dụng hỗn hợp gồm 1 muỗng mật ong + 1 muỗng chanh trộn đều, uống hai lần mỗi ngày đến khi hết các triệu chứng của viêm phế quản.

– Dùng mật ong và tỏi

Ngâm tỏi với mật ong rồi uống 1 muỗng/ngày cho đến khi hết các triệu chứng của viêm phế quản.

– Dùng mật ong và chanh

Pha 1 muỗng mật ong với 1 cốc nước chanh ấm, uống mỗi ngày cho đến khi giảm đờm và viêm họng.

Chữa bệnh viêm phế quản bằng tỏi

Với hàm lượng lớn Allicin, tỏi có tác dụng hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của virus. Các vitamin A, B, C có trong tỏi cũng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch.

Chữa viêm phế quản bằng tỏi, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp:

– Ăn 1 – 2 tép tỏi nguyên chất mỗi ngày

– Dùng tỏi, chanh và cà chua

Xay nhuyễn tỏi và cà chua, vắt lấy nước rồi thêm nước chanh nguyên chất trộn đều. Lấy hỗn hợp này dùng mỗi ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.

– Dùng tỏi và sữa

Dùng 3 tép tỏi bóc vỏ rồi nấu với sữa dùng uống mỗi đêm

Chữa bệnh viêm phế quản bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa natri houttuyniae giúp kháng lại đến 21 chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sản xuất kháng thể cơ thể. Với người bị viêm phế quản, rau diếp cá còn giúp làm dịu cổ họng, loãng đờm, giảm co thắt vùng ngực, giảm triệu chứng ho, khó thở…

Sử dụng rau diếp cá trong việc chữa viêm phế quản, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian:

Uống nước rau diếp cá

Dùng 150g rau diếp cá giã nát/xay nhuyễn cùng 20g muối, lọc lấy nước cốt rồi pha với nước ấm, uống 2 lần vào bữa trưa và bữa tối mỗi ngày.

Dùng nước rau diếp cá và nước vo gạo

Giã/xay nhuyễn 1 nắm rau diếp cá, lọc lấy nước cốt rồi thêm vào nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút, dùng uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

– Dùng rau diếp cá và mật ong

Giã/xay nhuyễn 1 nắm rau diếp cá, lọc lấy nước cốt rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong, trộn đều, uống 1 – 2 lần mỗi ngày

Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ

Các phương pháp chữa viêm phế quản theo cách dân gian là giải pháp lành tính, dễ thực hiện để giảm các triệu chứng viêm phế quản hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây viêm phế quản mãn tính,  nếu các triệu chứng bệnh kéo dài:

– Ho mãi không dứt, kéo dài vài tuần

–  Sốt cao lên đến 39°C hoặc kéo dài hơn 5 ngày

– Khó thở, khò khè, ho ra máu

– Kéo dài hơn 2 tuần các triệu chứng của cảm lạnh

– Viêm phế quản cấp tái đi tái lại nhiều lần.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc điều trị viêm phế quản bằng phương pháp dân gian. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến số hotline của DoLife 1900 1984 để được tư vấn miễn phí.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được kịp thời phát hiện, xử trí. Do đó, bạn cần nắm vững những dấu hiệu hen phế quản cấp cũng như cách phòng ngừa để phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. Khái quát về […]

Cảnh báo những nguy cơ từ viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Cảnh báo những nguy cơ từ viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là vấn đề thường gặp. Bệnh lý này thường không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại biến chứng khôn lường cùng nguy cơ tái nhiễm cao. Ba mẹ cẩn trọng ngay! Thông tin chung về viêm đường hô hấp trên […]

Biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ: Bố mẹ nhất định phải biết!

Biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ: Bố mẹ nhất định phải biết!

Sốt cao co giật có thể dẫn đến nhiều tác động tới sức khỏe và trí não của trẻ: tổn thương não bộ, di chứng động kinh, tăng động giảm chú ý, ảnh hưởng tâm lý… Vậy ba mẹ cần xử trí như thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng khi […]

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch với cao điểm thường diễn ra vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10 hàng năm.  Về cơ bản, tay chân […]