Mềm sụn thanh quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

30/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mềm sụn thanh quản là bất thường bẩm sinh thường xuất hiện tại vùng thanh quản. Đây là bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0.01% các bệnh tai mũi họng và có tới 99% trường hợp tự khỏi mà không cần điều trị.

 

Thông tin chung về mềm sụn thanh quản

Trong những bất thường bẩm sinh của thanh quản, mềm sụn thanh quản chiếm tới 60%. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam gấp đôi trẻ nữ. 

Mềm sụn thanh quản là gì?

Mềm sụn thanh quản là tình trạng bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản. Trong đó, sụn thanh quản dùng để nâng đỡ thanh quản, sụn phễu phía trên thanh quản chưa kịp phát triển khiến các cấu trúc này sa vào đường thở gây ra tiếng thở khò khè ở trẻ.

Mềm sụn thanh quản thường diễn ra ở khu vực nắp sụn thanh quản, sụn phễu thanh quản hoặc ở cả hai khu vực này.

3 cấp độ bệnh

Mềm sụn thanh quản được chia thành 3 cấp độ từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Cấp độ nhẹ

Ở thể nhẹ, đường thở của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều. Dấu hiệu đặc trưng là sự xuất hiện tiếng khò khè khi trẻ hít vào. Ngoài ra, đường thở không bị tắc nghẽn nghiêm trọng nên việc bú và sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng. 

Thông thường, mềm sụn thanh quản nhẹ có thể tự khỏi khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu để tránh nguy cơ bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Cấp độ trung bình

Ở cấp trung bình, các triệu chứng ở trẻ xuất hiện nhiều hơn:

+ Xuất hiện tiếng khò khè khi hít vào.

+ Trớ sữa.

+ Thanh quản mềm gây tắc nghẽn đường thở.

+ Bú khó.

+ Ói ọc dịch từ dạ dày (Trào ngược dạ dày – thực quản).

Đa phần các trường hợp ở thể trung bình, bệnh cũng tự khỏi khi trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ có thể phải điều trị thêm chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Cấp độ nặng

Với trẻ bị mềm sụn thanh quản ở thể nặng, trẻ cần được phẫu thuật để điều trị. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ như:

+ Khó thở, cơn thở tím tái khiến tính mạng bị đe dọa.

+ Khi thở, lồng ngực và vùng cổ bị co kéo, có cảm giác nặng.

+ Trẻ phải thở oxy. Nếu thiếu oxy, trẻ gặp các vấn đề về tim phối.

+ Trẻ không lên cân, bú khó.

Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản

Thanh quản bị mềm sụn là hệ quả của việc hẹp vùng thượng thanh môn mỗi khi hít vào. Hiện nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định chính xác. Trong đó, một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh như:

– Cơ thể có cấu trúc bất thường

+ Vùng thượng vị thanh môn bị hẹp do nắp phễu thanh âm ngắn và nắp thanh âm hình omega.

+ Kích thước phổi và ống dẫn khí hô hấp chênh lệch khiến các cơ vùng ngực, cổ của trẻ co rút, phồng hõm  khi trẻ hít vào thở ra tạo thành các tiếng thở rít.

– Đường dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh

+ Đường dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh khiến sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa được nhịp nhàng, trương lực đường dẫn khí bị thấp hơn so với mức cần thiết.

Dấu hiệu của mềm sụn thanh quản

Một số dấu hiệu đặc trưng khi thanh quản của trẻ mềm sụn như:

– Ngay sau khi chào đời, trẻ khò khè từng nhịp thở. Khám tai mũi họng không phát hiện bất kỳ tổn thương nào, họng cũng không có dịch tiết.

– Tiếng khò khè có âm cao, đặc biệt là khi trẻ nằm ngửa, quấy khóc. 

– Trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp.

– Ở thể nặng, trẻ chậm tăng cân, khó bú mẹ, ngừng thở đột ngột, co kéo lồng ngực và cổ.

– Trẻ dễ bị trào ngược dạ dày – thực quản, ợ dịch chua trong dạ dày.

Các triệu chứng thường có xu hướng tăng nặng trong 4 – 8 tháng đầu đời ở trẻ và hết khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản

Hiện mềm sụn thanh quản vẫn chưa có phương thuốc đặc trị. Bệnh đa phần là tự khỏi khi trẻ lớn lên. Bệnh cũng khó để phòng ngừa bởi các nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng. Để hỗ trợ điều trị cho bé, ba mẹ có thể cho con bổ sung thêm canxi và vitamin D.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản, ba mẹ lưu ý:

– Hạn chế để trẻ nằm ngửa để lớp mô sụn thanh quản không bị sa vào đường thở khiến trẻ thở khò khè hơn. Ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên đặt trẻ nằm nghiêng và giúp con trở mình thường xuyên cho đỡ mỏi người. Ở trẻ lớn hơn, ba mẹ để con tự nằm theo tư thế mà con cảm thấy thoải mái, dễ thở nhất.

– Theo dõi sát sao trẻ khi cho con bú để tránh hiện tượng sặc sữa. Bởi trẻ bị mềm sụn thanh quản dễ gặp khó khăn trong việc bú sữa.

– Trước khi đi ngủ, ba mẹ dùng dung dịch muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé, giúp mũi họng của con được sạch sẽ, thông thoáng và dễ thở hơn.

– Bôi kem dưỡng môi cho trẻ để hạn chế tình trạng môi khô, nứt nẻ. Bởi trẻ bị mềm sụn thanh quản thường có xu hướng thở bằng miệng.

– Hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh đường hô hấp ở trẻ để tránh tình trạng mềm sụn thanh quản nặng hơn gây khò khè, khó thở ở trẻ.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ác bệnh viêm đường hô hấp. Cho trẻ ăn uống khoa học, lành mạnh, không cần kiêng khem.

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của trẻ. Cho trẻ đo độ bão hòa oxy tươi trong máu thường xuyên. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sụt cân, bỏ bú, ngưng thở… ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông khoa học về mềm sụn thanh quản. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]