Khó thở thanh quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

21/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khó thở thanh quản là tình trạng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn tới trẻ nhỏ. Bệnh thậm chí còn có khả năng gây tử vong ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết!

Khó thở thanh quản là gì?

Khó thở thanh quản là tình trạng rối loạn tần số, biên độ thở do sự giảm thấu kính của ống thanh quản ở một hay nhiều tầng hầu họng. Ở mỗi mức độ khác nhau, khó thở có thể xuất hiện thành từng cơ hay không có cơn, từ từ hay đột ngột.

Khó thở thanh quản xảy ra khi chức năng dẫn khí của thanh quản bị ảnh hưởng. Thực tế, 2 chức năng chính của thanh quan chính là hô và nói. Với chức năng hô hấp, thanh quản giúp dẫn khí và bảo vệ, thanh môn sẽ được mở ra khi hít vào và mở vừa khi thở ra. Với chức năng nói, thanh quản thực hiện mở, khép, rung động khi phát âm và nói để tạo ra âm thanh. Chỉ cần một tác động nhỏ, chức năng dẫn khí (thở) và nói của thanh quản đã bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết khó thở thanh quản

Các dấu hiệu điển hình của khó thở thanh quản có thể dễ dàng nhận thấy như:

– Nhịp thở chậm

– Khó khăn khi hít vào

– Khàn tiếng, mất tiếng

– Thanh quản xuất hiện tiếng rít

– Có thể bị rút lõm hõm ức và lồng ngực.

Ngoài ra, tùy theo cấp độ bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau:

– Cấp độ 1

Các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện khi người bệnh thực hiện các hoạt động gắng sức như: đi bộ nhanh trong thời gian dài, chạy bộ, leo cầu thang, giãy giụa…

– Cấp độ 2

Các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi đang nghỉ ngơi, không hoạt động gắng sức.

– Cấp độ 3

Triệu chứng xuất hiện với mức độ dày đặc. Bên cạnh đó, người bệnh gặp phải cả các vấn đề như:

+ Thở nông, nhanh

+ Mắt lờ đờ

+ Da tím tái

+ Giảm co kéo cơ hô hấp phụ

Nguyên nhân dẫn đến khó thở thanh quản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở thanh quản. Trong đó, có nguyên nhân từ bên ngoài và có nguyên nhân tại chính thanh quản.

– Nguyên nhân từ bên ngoài (do tác động từ các yếu tố bên ngoài)

+ Ảnh hưởng từ khối mô viêm ở cổ

+ Ảnh hưởng từ khối u vùng cổ

+ Tác động của bướu tuyến giáp

+ Hít côn trùng, nghẹn thức ăn

+ …

– Nguyên nhân từ thanh quản

+ Chấn thương thanh quản

+ Hẹp lòng thanh quản bẩm sinh hay do sẹo.

+ Hen suyễn

+ U, viêm nhiễm thanh quản

+ Liệt dây thanh quản

+ Bệnh bạch cầu

Cách chẩn đoán và điều trị khó thở thanh quản

Để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý và điều trị hiệu quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán khó thở thanh quản dựa trên nhiều yếu tố:

– Đánh giá mức độ khó thở của thanh quản:

+ Mức độ 1: Bị khàn tiếng khi nói, khóc; tiếng ho trong; ức lõm nhẹ kín đáo; thanh quản xuất hiện tiếng rít nhẹ.

+ Mức độ 2: Nói không rõ, mất tiếng; tiếng ho khàn; nghe rõ tiếng rít thanh quản; hõm ức lõm ở mức vừa; khó thở khi thở chậm; thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, hốt hoảng…

+ Mức độ 3: Nói không thành tiếng, mất tiếng; Ho không thành tiếng hoặc không ho được; Rối loạn nhịp thở; Tím tái; Vã mồ hôi; Li bì thậm chí hôn mê…

– Do PCO2 và PO2 trong máu.

Từ kết quả thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Điều trị

Nếu không được xử trí nhanh và đúng cách, khó thở thanh quản có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong nguyên tắc điều trị khó thở thanh quản, việc giải quyết tình trạng khó thở cần được ưu tiên hàng đầu. Sau đó, việc tìm hiểu và điều trị nguyên nhân gây bệnh mới diễn ra.

Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh

Điều trị triệu chứng để giảm tình trạng khó chịu chính là mục đích khi điều trị. Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên triệu chứng và nguyên nhân bệnh lý:

– Khó thở do mắc dị vật: Người bệnh được áp dụng các phương pháp nhằm loại bỏ dị vật khỏi thanh quản.

– VA khiến thanh quản bị viêm: Bác sĩ thường chỉ định nạo VA.

– Thành sau họng bị áp xe: Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và được chính rạch, dẫn lưu mủ.

– Dây thanh quản bị dị tật hay có sẹo: Cân nhắc việc phẫu thuật và tái tạo dây thanh quản.

– Nhiễm trùng dây thanh quản do cúm: Người bệnh được tiêm Depersolon và dùng kháng sinh kết hợp với sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng.

– Bạch hầu gây viêm thanh quản: Người bệnh được chỉ định dùng kháng sinh liều cao và các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, việc trợ tim và theo dõi đóng vai trò quan trọng.

– U nhú: Với khối u nhỏ, bác sĩ tiến hành phẫu thuật để bóc tách, cắt bỏ u nhú. Với khối u ác tính, người bệnh cần điều trị hóa trị.

Điều trị khi bệnh ở thể nặng

Ở một số trường hợp trở nặng, người bệnh cần được thở oxy, đặt nội khí quản kết hợp việc theo dõi sát sao. 

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của khó thở tại thanh quản, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông khoa học về khó thở thanh quản. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]