Khô miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

23/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Khô miệng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người mắc phải. Vậy nguyên nhân gây khô miệng là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Khô miệng là gì?

Khô miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc

Khô miệng là tình trạng lượng nước bọt trong miệng giảm sút một cách đột ngột gây cảm giác khó chịu. Các triệu chứng thường gặp khi bị khô miệng là: 

  • Niêm mạc miệng và cổ họng khô,
  • Hơi thở hôi, 
  • Nước bọt đặc dính, 
  • Thường xuyên cảm thấy khát nước, 
  • Vị giác đối với các loại thức ăn giảm sút.

Khô miệng gây ra rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung. Khi bị khô miệng, người bệnh sẽ bị tăng nguy cơ lở loét miệng, dễ bị sâu răng, nhiễm nấm trong miệng, nứt môi, lở các góc miệng. Do khô miệng sẽ gây khó khăn trong ăn uống nên người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây khô miệng

Do đang điều trị bằng thuốc:

Có hơn 400 loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, bao gồm cả những thuốc không cần bán theo đơn để chữa dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc bán theo đơn điều trị tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt, và thuốc tâm thần cũng có thể gây khô miệng. Xạ trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt phì đại và làm miệng bị khô.

Do chấn thương vùng đầu cổ:

Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng đầu cổ có thể dẫn tới khô miệng. Một số dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa não và tuyến nước bọt, nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không nhận được tín hiệu sản xuất nước bọt nữa.

Hội chứng Sjogren:

Khô miệng có thể bắt nguồn từ một tình trạng bệnh lý đặc biệt gọi là hội chứng Sjogren. Đây là một hội chứng tự miễn, trong đó bạch cầu sẽ tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường và HIV cũng có thể bị khô miệng.

Hút thuốc lá:

Có rất nhiều hậu quả nặng nề khi bạn hút thuốc lá, trong đó có khô miệng. Bản thân hút thuốc lá không gây khô miệng. Nhưng nó lại khiến cho tình trạng khô miệng vốn có tồi tệ hơn.

Tình trạng khô miệng có nguy hiểm gì không?

Bên cạnh việc gây cảm giác khó chịu, tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả rất đáng lo ngại.

Trong trường hợp khô miệng “thật”, một số biến chứng có thể xảy ra như:

Sâu răng:

Việc thiếu nước bọt để rửa trôi các mảng vụn thức ăn dẫn tới tích tụ mảng bám vi khuẩn gây sâu răng.

Sâu răng là một trong những hậu quả do khô miệng gây ra

Mòn răng:

Nước bọt cũng góp phần làm cân bằng môi trường điện giải trong miệng bằng cách trung hoà acid do vi khuẩn lên men, hoặc từ thức ăn. Do đó, thiếu nước bọt gây ảnh hưởng đến độ pH khoang miệng, không những giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng mà còn khiến răng dễ bị mất khoáng và bào mòn.

Hôi miệng:

Tương tự sâu răng. Thiếu nước bọt dẫn tới thiếu cơ chế rửa trôi và làm sạch “tự nhiên” của khoang miệng gây tích tụ các tác nhân tạo mùi hôi.

Nguy cơ nhiễm nấm trong khoang miệng:

Bên cạnh chức năng bôi trơn và làm sạch khoang miệng. Nước bọt còn chứa nhiều khoáng chất và kháng thể tự nhiên của cơ thể giúp chống lại sự bám dính của các tác nhân gây bệnh. Trong đó có nấm. Đặc biệt là chủng nấm Candida. Khô miệng tạo điều kiện cho nấm dễ dàng bám dính và sinh sôi trên niêm mạc.

Viêm niêm mạc miệng, lưỡi:

Niêm mạc miệng bị mất đi lớp nhầy bảo vệ trên bề mặt dẫn tới nhạy cảm với các kích thích: Miếng trám răng cọ xát, răng giả, thức ăn… Niêm mạc dễ bị tổn thương và viêm nhiễm hơn.

Ngoài ra, trong trường hợp khô miệng “giả”, bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt vì cảm giác bỏng rát, thô ráp trong miệng. Điều này chủ yếu do nguyên nhân về thần kinh, tâm lí. Nó có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ không mong muốn như: Stress, mất ngủ hay thậm chí trầm cảm…

Phương pháp điều trị

Chứng khô miệng để lại rất nhiều hậu quả gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Vì vậy việc điều trị tình trạng này vô cùng cần thiết. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên khô miệng, cụ thể: 

  • Nguyên nhân là do bệnh toàn thân: Điều trị bệnh toàn thân phối hợp sử dụng một số chế phẩm kích thích nước bọt tại chỗ.
  • Do sử dụng thuốc: Ngưng hoặc thay thế loại thuốc khác nếu được.
  • Nguyên nhân do thói quen: Thay đổi thói quen theo hướng thích hợp.

Việc tự điều trị khô miệng tại nhà sẽ không thể khỏi tận gốc. Vì vậy, nếu mắc chứng khô miệng dù là do nguyên nhân nào thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp sẽ tránh được những biến chứng không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa khô miệng

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng khô miệng

Để phòng ngừa bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Hãy uống đủ nước: Trung bình khoảng 1,5 – 2 lít/ngày.
  • Thay đổi các thói quen không tốt cho sức khỏe: Hút thuốc, uống rượu, uống quá nhiều cà phê…
  • Vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách. Việc này luôn cần thiết dù cho bạn có bị chứng bệnh hay không.
  • Khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời bất cứ biểu hiện bất thường nào.

Trên đây là những thông tin cần biết về chứng khô miệng. Căn bệnh này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Và nó cũng để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng khô miệng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]