Hội chứng Colic ở bé sơ sinh: Nguyên nhân & giải pháp cho hội chứng quấy khóc ở trẻ

13/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Hội chứng Colic ở bé sơ sinh là tình trạng trẻ nhũ nhi khỏe mạnh nhưng quấy khóc thường xuyên, kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Khi đó, ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

Thông tin cần biết về hội chứng Colic
Thông tin cần biết về hội chứng Colic

Tìm hiểu chi tiết về hội chứng này qua bài viết bên dưới!

Tổng quan về hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể trải qua những tháng đầu đời, đặc biệt là trong giai đoạn 2 – 16 tuần, với những cơn khóc kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân. Các cơn khóc có thể kéo dài đến vài giờ khiến ba mẹ hoang mang, lo lắng. Khi đó, rất có thể trẻ đang mắc phải hội chứng Colic.

Hội chứng Colic là gì?

Hội chứng Colic ở bé sơ sinh là tình trạng trẻ khỏe mạnh quấy khóc mà không kiểm soát được. Hội chứng này xuất hiện ở 8 – 40% trẻ nhũ nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. 

Colic thường có quy luật 3 với:

– 3 giờ quấy khóc ở 1 thời điểm

– Xuất hiện ít nhất 3 ngày/tuần

– Diễn ra trong vòng ít nhất 3 tuần

Các cơn Colic thường xuất hiện vào buổi tối với tình trạng trẻ quấy khóc không thể làm dịu, nắm chặt tay và co chân. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm từ khi trẻ được 3 tháng tuổi. 

Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng Colic khiến trẻ quấy khóc, khó để dỗ

Nguyên nhân

Thuật ngữ colic gợi nguyên nhân liên quan đến đường ruột. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của hội chứng này chưa được xác định rõ. Trong một số giả thuyết, nguyên nhân của hội chứng Colic ở bé sơ sinh có thể do:

– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, đường ruột nhạy cảm với protein, đường có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra những thay đổi trong cơ thể trẻ.

– Phản ứng vỏ não có xu hướng lan tỏa do tế bào não chưa được biệt hóa, các sợi trục thần kinh chưa được myelin hóa gây ra kích động ở trẻ.

– Trẻ chướng bụng, ợ hơi không thường xuyên sau bú

– …

Yếu tố nguy cơ

Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ được nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây hội chứng Colic. Tuy nhiên, hội chứng này thường xuất hiện ở trẻ khi:

– Trẻ sơ sinh 2 – 16 tuần và thường thuyên giảm và có xu hướng biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn 8 – 14 tuần.

– Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có hút thuốc lá (chủ động hoặc bị động).

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Colic ở bé sơ sinh

Các dấu hiệu của hội chứng Colic không quá đặc trưng, nếu không để ý, ba mẹ dễ nhầm lẫn với sự quấy khóc thông thường ở trẻ:

– Thời gian khóc cố định: trẻ thường khóc vào chiều muộn hoặc buổi tối với các cơn khóc kéo dài.

– Các cơn khóc có thể dữ dội và khó chịu. Trẻ gào thét, khóc to, mặt có thể đỏ lên và rất khó dỗ dành.

– Khó để xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ khóc.

– Thay đổi trạng thái cơ thể: cơ bụng trẻ căng lên, chân cong lại.

– Khi hết khóc, trẻ thường thải khí hoặc đại tiện.

– …

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Trẻ mắc hội chứng Colic thường quấy khóc về chiều tối và đêm

Khuyến cáo dành cho ba mẹ

Hội chứng Colic ở bé sơ sinh không phải là bệnh lý, đồng thời rất khó để điều trị. Để giảm bớt triệu chứng và khó chịu ở trẻ, ba mẹ áp dụng các biện pháp giúp con cảm thấy dễ chịu hơn:

– Cho trẻ bú đúng cách. Nên cho con bú 1 bên một lúc lâu rồi mới chuyển sang bên còn lại. 

– Mẹ nên loại bỏ các thực phẩm có khả năng gây dị ứng (đậu nành, cá…) ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình trong khoảng 2 tuần để xem các triệu chứng của trẻ có cải thiện không.

– Làm ấm, chườm, massage bụng cho trẻ để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

– Cho trẻ tắm bằng nước ấm.

– Ôm con trong lòng mẹ. Đu đưa nhẹ nhàng bé trong vòng tay hoặc trong nôi.

– Massage bụng, vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi con ăn để giúp con tiêu hóa tốt hơn, tránh đau, khó chịu bụng.

– Cho trẻ ở trong không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn. Sử dụng tiếng ồn trắng để giúp con ngủ ngon, an giấc.

– Có thể sử dụng thuốc giảm sinh hơi trong lòng ruột, Probiotic (dưới chỉ dẫn của bác sĩ) để giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột của trẻ, giảm cảm giác khó chịu khiến con quấy khóc.

Trẻ quấy khóc nhiều dễ khiến ba mẹ khi chăm sóc con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, ba mẹ, người chăm sóc trẻ cần lưu ý:

– Nắm vững cách ứng biến khi trẻ quấy khóc.

– Giữ tinh thần thoải mái, không bực bội khi con quấy khóc. Tự dành cho bản thân 5 – 10 phút nghỉ ngơi khi dỗ trẻ để tránh căng thẳng.

– Kiên nhẫn khi dỗ dành con.

– Tìm hiểu về cách chăm sóc, cho con bú đúng cách.

Hội chứng Colic
Massage giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt quấy khóc

Khi nào hội chứng Colic ở bé sơ sinh biến mất?

Hội chứng Colic ở bé sơ sinh thường vô hại và không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Thông thường, hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ lớn dần (thường khi trẻ từ 3 tháng tuổi). Bởi vậy, ba mẹ không cần phải quá lo lắng khi trẻ quấy khóc do hội chứng Colic.

Tuy nhiên, ba mẹ không nên tự chẩn đoán hội chứng Colic ở trẻ. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân gây quấy khóc, kiểm tra bệnh lý, chẩn đoán chính xác, loại trừ nguyên nhân. 

Trên đây là những thông tin chung về Hội chứng Colic ở bé sơ sinh. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]