Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Những thông tin cần biết

14/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?

Chèn ép dây thần kinh xuất hiện có nhiều tác động gây áp lực cho dây thần kinh từ các mô xung quanh chẳng hạn: xương, cơ, sụn, dây chằng, đĩa đệm cột sống,…

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị gia tăng áp lực. Chẳng hạn như: sụn, xương, cơ… Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu kém. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau và cản trở cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.Ví dụ như tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép rễ thần kinh. Từ đó gây đau. Cơn đau sẽ lan tỏa xuống mặt sau của chân hoặc chèn ép dây thần kinh cổ tay. Dẫn đến đau và tê ngón tay.

Tình trạng dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ảnh hưởng đến các khu vực sau trong cơ thể. Cụ thể:

  • Dây thần kinh ở đốt sống cổ bị chèn ép sẽ gây cứng cổ. Từ đó gây đau và tê vai hoặc cánh tay.
  • Dây thần kinh ở đốt sống thắt lưng bị chèn ép sẽ gây đau lưng, hông, mông và chân.
  • Dây thần kinh ở đốt sống ngực bị chèn ép sẽ gây đau ở khu vực này. Nếu bạn cảm thấy bị đau ngực dữ dội, hãy thận trọng và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Chèn ép thần kinh giữa gây ra hội chứng ống cổ tay, chèn ép thần kinh tọa gây ra hội chứng thần kinh tọa.

Triệu chứng khi dây thần kinh bị chèn ép

Khi gặp phải hội chứng chèn ép dây thần kinh thì người bệnh sẽ xuất hiện một số các triệu chứng đặc trưng như:

Thường xuyên thấy tê nhức

Tê nhức là dấu hiệu điển hình của hội chứng chèn ép dây thần kinh. Bởi vì khi có sự tác động, tín hiệu ở dây thần kinh gặp gián đoạn làm tê cứng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cảm giác tê xảy ra một cách thường xuyên và lặp lại nhiều lần. Trường hợp nghiêm trọng không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể khiến tê liệt vĩnh viễn.

Có cảm giác bị kim châm

Dây thần kinh có nhiệm vụ đưa truyền tín hiệu từ nơi này sang nơi khác trong cơ thể. Bởi vậy, nếu có bất kỳ sự cản trở tín hiệu từ dây thần kinh đều làm cho người bệnh có cảm giác như bị kim châm.

Dấu hiệu này thường gặp ở những khu vực nhất định. Và diễn ra trong khoảng 3 – 5 phút. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện triệu chứng kéo dài thì tốt hơn hết bạn nên thăm khám. Để tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và có biện pháp chữa trị thích hợp.

Cơ yếu

Bạn cảm thấy mình đang bị suy yếu các cơ ở bắp tay, cánh tay, bàn tay, chân thường là cảnh báo về hội chứng chèn ép dây thần kinh. Dây thần kinh có chức năng vận động mang tín hiệu từ não tới cơ. Do đó, cơ yếu cho thấy sự kết nối của dây thần kinh đang gặp phải vấn đề.

Đau khớp

Đau khớp là một trong những biểu hiện rõ ràng của hội chứng chèn dây thần kinh. Lúc này, cơn đau bắt đầu lan ra và di chuyển qua các khớp nối với những bộ phận khác trong cơ thể.

Trong đó, đặc biệt là vùng thắt lưng, bắp chân, cẳng tay, khớp gối. Dấu hiệu này xuất hiện rất có thể đến từ lý do dây thần kinh đã bị sưng viêm. Gây tác động xấu đến chức năng kết nối.

Đau khớp là một trong những biểu hiện rõ ràng của hội chứng chèn dây thần kinh.

Nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh

Có nhiều lý do khiến hệ thống dây thần kinh trên cơ thể bị chèn ép như:

  • Cử động liên tục gây ra các chấn thương lặp lại thường xuyên. Nguyên nhân này thường xảy ra với những người có công việc đặc thù như:
  • Nhân viên văn phòng thường xuyên gõ máy tính
  • Người chơi nhạc cụ như đàn
  • Công nhân đứng máy 
  • Thợ xây đứng xây lâu…
  • Chèn ép ở các dây thần kinh nhiều trường hợp xuất phát từ các bệnh lý sẵn có như:
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa đốt sống
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Thừa cân béo phì,…
  • Các chấn thương do tai nạn gây gãy xương, bong gân, rạn xương,… cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh. Lý do là vì các cấu trúc quanh dây thần kinh bị sưng viêm. Dẫn tới lượng máu nuôi dẫn đến dây thần kinh bị giảm, tổn thương vỏ bao dây thần kinh, thay đổi cấu trúc dây thần kinh
  • Người có chức năng lưu thông máu kém hay chức năng thần kinh kém cũng có thể mắc hội chứng dây thần kinh bị chèn ép.

Những yếu tố nguy cơ:

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh:

  • Tư thế sai bổ sung thêm áp lực cho cột sống và dây thần kinh.
  • Viêm xương khớp: Thần kinh bị chèn ép có thể từ gai xương do viêm xương khớp.
  • Vận động quá mức: Công việc hoặc sở thích yêu cầu lặp đi lặp lại bàn tay, cổ tay hoặc chuyển động vai. Chẳng hạn như công việc dây chuyền lắp ráp, tăng khả năng chèn ép dây thần kinh bị.
  • Bệnh béo phì: Thừa cân có thể thêm áp lực cho thần kinh.
  • Di truyền: Một số di truyền dễ mắc các vấn đề dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chườm ấm có thể giúp giảm tình trạng đau do dây thần kinh bị chèn ép gây nên

Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn. Sau đó, có thể sử dụng các xét nghiệm và khám thực thể để xác định hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán các dạng hiếm hơn của hội chứng chèn ép dây thần kinh bao gồm:

  • Kiểm tra dẫn truyền thần kinh;
  • Điện cơ;
  • Siêu âm;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Đối với hội chứng đường hầm cổ tay và hội chứng chèn ép thần kinh trụ. Xét nghiệm chẩn đoán không phải lúc nào cũng cần thiết. Tuy nhiên, chúng cung cấp thông tin hữu ích về vị trí và mức độ nghiêm trọng của chèn ép.

Phương pháp điều trị

Sau khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán và kết luận bạn bị mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị nhằm thu nhỏ mô sưng xung quanh dây thần kinh. Có thể kể đến:

  • Thuốc chống viêm để giảm sưng tấy;
  • Tiêm thuốc steroid nhằm cho phép dây thần kinh bị viêm có khả năng phục hồi;
  • Thực hiện vật lý trị liệu để kéo giãn và cơ bắp tăng cường;
  • Sử dụng nẹp cố định đồng thời hạn chế việc chuyển động và để cơ bắp nghỉ ngơi;
  • Phẫu thuật khi những phương pháp chữa trị khác không đáp ứng yêu cầu.

Trên đây là những thông tin về hội chứng chèn ép dây thần kinh. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ để phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị cụ thể. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]