Hạ đường huyết: Triệu chứng và cách điều trị

09/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hạ đường huyết là tình trạng thường xảy ra với người bị tiểu đường. Đặc biệt là đối với những người đang dùng insulin. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hạ đường huyết như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hạ đường huyết là gì?

Một số triệu chứng khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống quá mức. Bệnh này thường gặp phổ biến ở những người mắc đái tháo đường, đặc biệt đối với những người điều trị bằng insulin.

Cơ thể hấp thụ đường qua các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate như:

  • Gạo,
  • Khoai tây,
  • Bánh mì,
  • Ngũ cốc,
  • Sữa,
  • Trái cây
  • Đồ ngọt. 

Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen. Và sẽ được phân ly thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể. Tình trạng lượng đường glucose trong máu quá thấp được gọi là hạ đường huyết hoặc tụt đường huyết.

Triệu chứng khi bị hạ đường huyết

Khi bị đường huyết bị hạ thấp, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Dấu hiệu chung: Mệt xuất hiện đột ngột không giải thích được, đau đầu chóng mặt, xỉu.
  • Dấu hiệu thần kinh thực vật: Vã mồ hôi, da xanh, hồi hộp, trống ngực, run tay, cảm giác lạnh, tăng tiết nước bọt.
  • Dấu hiệu tim mạch: Nhịp nhanh trên thất, có thể gặp nhịp nhanh thất, tăng huyết áp tâm thu, đau ngực (ít gặp).
  • Dấu hiệu tiêu hóa: Cảm giác đói, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, đi ngoài có thể gặp.
  • Dấu hiệu thần kinh: Co giật, kiểu động kinh khu trú hoặc toàn thể, dấu hiệu thần kinh khu trú: Liệt ½ người, tổn thương thần kinh sọ, rối loạn cảm giác vận động, hội chứng tiểu não (có thể gặp), nhìn đôi.
  • Dấu hiệu tâm thần là biểu hiện nặng của giảm đường huyết: Kích động, hung dữ, nói cười vô cớ, rối loạn nhân cách, ảo giác, ảo khứu.

Biến chứng khi bị hạ đường huyết

Hôn mê hạ đường huyết là giai đoạn cuối của hạ đường huyết. Xuất hiện ngay lập tức, đôi khi không có tiền triệu hoặc nối tiếp các triệu chứng có trước.

  • Hôn mê yên lặng, hôn mê sâu có thể gặp hội chứng bó tháp một hoặc hai bên: Babinski (+), phản xạ gân xương nhanh nhạy, trong một số trường hợp có thể mất phản xạ gân xương.
  • Tăng trương lực cơ và co giật khu trú hoặc toàn thể có thể gặp.
  • Không có rối loạn nhịp thở.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu là biểu hiện đặc trưng khi đường huyết bị hạ

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Tụt đường huyết do đái tháo đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:

  • Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
  • Không ăn đủ, ăn trễ hoặc bỏ bữa.
  • Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
  • Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
  • Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
  • Uống nhiều rượu bia.

Các nguyên nhân tụt đường huyết không phải đái tháo đường

Tình trạng tụt đường huyết ở người không mắc bệnh đái tháo đường ít phổ biến hơn. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này như:

  • Thuốc: Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu như vô tình uống nhầm thuốc điều trị tiểu đường của người khác. Không những thế, một số thuốc khác như quinine dùng trong điều trị sốt rét cũng có khả năng gây nên tình trạng này.
  • Uống rượu bia quá nhiều: Uống rượu bia mà không ăn có thể cản trở gan giải phóng glucose dự trữ trong máu. Từ đó khiến đường huyết của bạn bị giảm. Đây cũng là lý do vì sao người nghiện rượu, bia hay bị tụt đường huyết.
  • Một số bệnh: Các bệnh gan nghiêm trọng như viêm gan nặng hoặc xơ gan có thể gây tụt đường huyết. Suy thận cũng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này. 
  • Sản xuất thừa insulin: Các khối u ở tuyến tụy có thể khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều insulin. Từ đó gây tụt đường huyết. 
  • Thiếu hụt hormone: Một số rối loạn ở tuyến thượng thận hoặc khối u tuyến yên dẫn đến thiếu hụt các hormone quan trọng. Giúp giữ cân bằng glucose máu như GH, cortisol cũng góp phần gây hạ đường huyết.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết

Ngậm kẹo ngọt có thể cải thiện đường huyết

Phương pháp chẩn đoán

Khi thấy các dấu hiệu trên, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, lượng đường trong máu ở mức <70mg/dl (< 3.9mmol/l) thì được xác định là hạ đường huyết.

Các dấu hiệu, triệu chứng hạ đường huyết có dấu hiệu rất rõ ràng. Vì vậu bác sĩ cũng có thể chẩn đoán dễ dàng. 

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị khá đơn giản. Đối với từng đợt hạ đường huyết như vậy bạn nên bổ sung đường ngay lập tức, bằng nhiều cách:

  • Đơn giản nhất là ngậm kẹo.
  • Uống nước trái cây ngọt.
  • Uống viên glucose.
  • Nếu mắc bệnh tiểu đường cần nói ngay với bác sĩ để có giải pháp tốt nhất.
  • Tự kiểm tra nồng độ đường huyết đều đặn.
  • Thực hiện nghiêm túc các lịch hẹn kiểm tra đường huyết với bác sĩ.
  • Nên biết cách tiêm hoặc hướng dẫn cách tiêm glucagon khi có người hạ đường huyết bất tỉnh.

Nếu không thấy thuyên giảm sau khoảng 20 phút, bệnh nhân cần được bổ sung đường thêm lần nữa. Trường hợp hạ đường huyết dẫn đến động kinh thì cần tiêm ngay một mũi glucagon tức thì.

Trên đây là những thông tin về bệnh hạ đường huyết. Bạn cần gặp bác sĩ để được khám rõ hơn về trường hợp của mình. Và từ đó có hướng điều trị cụ thể. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]