Gai cột sống: Thông tin cần biết và phương pháp điều trị

01/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Gai cột sống là tình trạng các đốt sống bị thoái hóa dẫn đến cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Nắm được nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu căn bệnh gai cột sống qua bài viết dưới đây nhé!

Gai cột sống là bệnh gì?

Gai cột sống là bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp người bệnh, nhất là ở vùng cột sống lưng.

Gai cột sống hay còn có tên gọi khác là bệnh thoái hóa cột sống. Biểu hiện của bệnh là sự hình thành các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống.

Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể. Thông thường bệnh hay gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.

Bệnh gai cột sống ảnh hưởng và gây đau đớn cho người mắc bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, cụ thể:

  • Khiến người bệnh khó chịu, 
  • Cảm giác đau ở vùng thắt lưng,
  • Đau vai hoặc cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh
  • Đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.

Chính vì vậy khi có những biểu hiện của bệnh gai cột sống, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Các vị trí gai đốt sống thường gặp

Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là gai cột sống lưng và gai cột sống cổ.

Gai cột sống lưng (Lumbar Osteophytes)

Tình trạng này là kết quả khi xương dưới sụn bị xơ hóa và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn. Thông thường, các cơn đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hoặc lan rộng xuống háng hoặc chân.

Gai cột sống cổ (Cervical Osteophytes)

Đây là tình trạng thoái hóa tại đốt sống cổ. Gây chèn ép rễ thần kinh, tủy cổ, động mạch sống,… Hệ quả là gây ra những vấn đề như:

  • Hội chứng cổ – vai;
  • Hội chứng cổ – vai – cánh tay;
  • Hội chứng động mạch đốt sống – thân mềm;
  • Hội chứng chèn ép tủy cổ,…
Gai cột sống lưng và gai cột sống cổ là 2 dạng thoái hóa cột sống thường gặp nhất

Đối tượng nào dễ mắc gai cột sống?

Bệnh thoái hóa cột sống có thể xảy ra với bầy kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể:

  • Người cao tuổi, người già bị lão hóa cột sống và lắng đọng canxi.
  • Những người làm công việc nặng nhọc như khuân vác, bê hàng… 
  • Người có thói quen đi, đứng, ngồi làm việc hay nằm ngủ sai tư thế khiến vùng cột sống bị ảnh hưởng.
  • Người từng bị chấn thương, tai nạn, tổn thương ở cột sống.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích.
  • Người mắc bệnh viêm khớp cột sống mãn tính.
  • Người thừa cân, béo phì.

Triệu chứng của bệnh gai cột sống

Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh thoái hóa cột sống là cứng và đau nhẹ. Bệnh trở nên trầm trọng hơn sau một số cử động nhất định hoặc trong thời gian dài không cử động, giữ nguyên một tư thế chẳng hạn như khi ngồi lâu, không vận động.

Các triệu chứng báo hiệu bệnh trở nặng hơn có thể kể đến gồm:

  • Xuất hiện đau buốt ở cổ hoặc thắt lưng: Ban đầu sẽ chỉ là những biểu hiện xơ, cứng và mỏi cột sống lưng, cổ. Càng về sau, vùng bị gai cột sống càng đau nhiều thậm chí là cảm giác đau buốt. Đặc biệt là khi bệnh nhân vận động như đi lại hoặc đứng lên. Đau sẽ tăng lên khi hoạt động và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau lan ra các chi: Trường hợp gai đốt sống cổ nặng, cơn đau có thể lan tới vai thậm chí còn đau lan qua hai tay. Trường hợp gai cột sống lưng ngoài gây đau ở lưng, còn đau dọc xuống hai chân.
  • Tê bì, mất cảm giác ở các chi: Khi bị gai cột sống, cơ bắp cũng dần yếu đi do sự chèn ép của gai xương với dây thần kinh nhất là ở tay và chân.
  • Rối loạn, chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có những biểu hiện như tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, mất cân bằng , khó thở…
  • Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện: Đây là những biểu hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp. Người bệnh không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiện, tiểu tiện. Thậm chí tự đại tiểu tiện ra quần.

Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh gai cột sống còn có thêm các triệu chứng khác như: 

  • Mất có cảm giác ở phần cột sống có gai xương,
  • Cơ thể mệt mỏi,
  • Khó vận động,
  • Sút cân…

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Nguyên nhân gây ra gai cột sống là do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống (bao xơ đĩa đệm). Tuổi tác là một yếu tố làm gia tăng sự thoái hoá đốt sống cổ, cột sống. Bởi đây là nơi gánh chịu nhiều nhất cho các hoạt động của cơ thể. Các bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới tổn thương và viêm.

Các khớp cột sống viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị tổn thương. Lâu dần xơ hoá. Sau các quá trình này sẽ làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống. Để bảo vệ cột sống, cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh các khớp xương.

Những người thường xuyên phải bê vác nặng là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tủy sống và các dây thần kinh của bạn nếu không được điều trị kịp thời. Từ đó, một loạt biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh:

Hẹp ống sống: 

Các gai xương mới hình thành sẽ chiếm diện tích, làm hẹp ống sống. Hệ quả không chỉ gây đau nhức ở khu vực xuất hiện gai xương mà còn có thể kèm theo tê, yếu tay, chân.

Bại liệt, mất khả năng lao động: 

Khi hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá lâu, các dây thần kinh sẽ dần mất chức năng vận động. Lâu ngày dẫn đến nguy cơ bại liệt.

Rối loạn tiền đình: 

Thường xuất hiện ở người bị gai đốt sống cổ do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình như buồn nôn, chóng mặt, khó giữ thăng bằng…

Các biến chứng khác: 

Bên cạnh các biến chứng kể trên, người bệnh thoái hóa cột sống cũng có thể phải đối mặt với các căn bệnh khác như: 

Chính vì vậy, bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Nếu thường xuyên cảm thấy sưng tấy hoặc đau nhức ở cổ, lưng, hông hay chân và gặp khó khăn mỗi khi cử động cơ thể.

Phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả

Gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế sự phát triển của gai xương. Để điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị gồm:

Thuốc tây y

Đây được xem như là phương pháp điều trị bảo tồn đối với những người mắc bệnh thoái hóa cột sống. Với các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân, cảm giác khó chịu… thì việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt. 

Có thể kể tới các loại thuốc như: 

  • Paracetamol, 
  • Ibuprofen, 
  • Diclofenac,
  • Nhóm Corticoid,
  • Nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…) 

Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.

Các bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc tây y. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc nam lành tính với những dược liệu gần gũi và dễ chế biến mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

Nghỉ ngơi hợp lý

Việc lao động quá sức, thường xuyên phải bốc vác nặng nhọc không chỉ khiến các khớp sụn bị tổn thương mà còn khiến tình trạng bệnh ngày một nặng. Vì vậy hãy dành cho mình những khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.

Phục hồi chức năng

Tập luyện là phương pháp tác động an toàn, giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc và giảm đau hiệu quả. Phương thức này giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ, lưng giảm đau và giảm tê bì các chi. Cải thiện tư thế và có thể làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng hoặc thuốc kê đơn không đem lại kết quả điều trị như mong đợi. Bạn có thể cần đến phẫu thuật loại bỏ gai xương hình thành ở cột sống. Mặc dù vậy, liệu pháp này không được các bác sĩ khuyến khích, bởi:

  • Rủi ro phát sinh biến chứng trong và sau khi mổ tương đối cao.
  • Chỉ hỗ trợ giảm đau, gai xương sau khi cắt bỏ vẫn có nguy cơ tái phát mọc ra chồi xương khác.
  • Chi phí phẫu thuật không nhỏ khiến người bệnh khó tiếp cận biện pháp trên.

Trên đây là những thông tin về bệnh gai cột sống. Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ.

Liên hệ HOTLINE 1900 1984 để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]