Gai cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

01/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Gai cột sống cổ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng, có thể biến chứng gây bại liệt, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Thông tin chung về gai cột sống cổ
Thông tin chung về gai cột sống cổ

Tổng quan về bệnh gai cột sống cổ

Gai cột sống (thoái hóa cột sống) là sự hình thành các gai xương (phần xương mọc ra) phía ngoài và hai bên cột sống. Sự phát triển thêm của xương này thường là do viêm khớp cột sống, chấn thương hay lắng đọng calci ở dây chằng, gân tại đốt sóng.

Gai cột sống gây ra tình trạng khó chịu, đau cổ, vai, thắt lưng… do gai chèn ép lên dây thần kinh. Các cơn đau có thể lan đến cánh tay gây tê bì chân tay, hạn chế cử động.

Gai thường xuất hiện ở cổ và thắt lưng, gọi là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.

Triệu chứng và biến chứng bệnh

Triệu chứng

Gai cột sống cổ thường có diễn tiến âm thầm với những biểu hiện ban đầu không rõ ràng, khó nhận biết. Bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thường là do tình cờ phát hiện khi khám tổng quát tại bệnh viện.

Đa phần các trường hợp, gai cột sống cổ chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển lâu gây ra những cơn đau nhói khó chịu. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

– Đau buốt vai. Đau tăng nhiều khi vận động (đi lại, đứng lên…) và giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

– Đau lan ra các chi: chân tay.

– Các chi bị tê bì, mất cảm giác, cơ bắp yếu đi do gai xương chèn ép lên dây thần kinh.

– Dây thần kinh rối loạn hoặc bị chèn ép gây tụt huyết áp, mất cân bằng, tăng tiết mồ hôi, khó thở…

– Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện do đường ống dẫn tủy bị thu hẹp.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm như: mất cảm giác ở vị trí cột sống có gai xương, sút cân, khó vận động, cơ thể mệt mỏi…

Biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, gai cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh:

– Thay đổi huyết áp (tăng/ giảm) khiến người bệnh dễ bị rối loạn hô hấp.

– Thoát vị đĩa đệm: lâu ngày có thể gây teo cơ, bại liệt.

– Rối loạn tiền đình: máu và oxy lên não bị hạn chế.

– Mất khả năng lao động, bại liệt.

Nguyên nhân gây gai cột sống cổ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gai cột sống cổ là thoái hóa khớp xương hoặc do thích ứng của xương sống trước những tổn thương. Cột sống khi bị viêm, tổn thương, không còn vững chắc sẽ tự thích ứng bằng cách mọc ra nhánh hoặc gai xương bao quanh khớp xương sống để bảo vệ xương.

Các hoạt động như: mang vác vật nặng, hoạt động thường ngày (nằm ngủ, ngồi học, đi đứng…) sai tư thế cũng dễ gây tổn thương cột sống dẫn đến gai cột sống.

Các yếu tố hàng đầu gây gai cột sống cổ:

– Tuổi tác: cột sống thoái hóa cùng với sự lão hóa của cơ thể.

– Thói quen sinh hoạt sai tư thế gây tổn thương cột sống.

– Chấn thương cột sống do tai nạn gây ảnh hưởng tới sụn khớp.

– Lắng đọng calci do thoái hóa các đốt sống.

– Bệnh viêm cột sống mạn tính gây bất thường ở phần sụn cột sống.

– …

Chẩn đoán gai cột sống cổ

Để chẩn đoán chính xác tình trạng gai cột sống cổ, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:

– Chụp CT để xác định tình trạng, vị trí gai và mức độ ảnh hưởng của xương, thay đổi của khớp và sự hình thành gai xương.

– Chụp X-quang để phát hiện gai xương và mức độ chèn ép thần kinh.

– Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ các chất, từ đó xác định nguyên nhân gây gai cột sống.

– Điện cơ EMG Để đánh giá và đo tốc độ gửi tín hiệu của thần kinh về não, từ đó xác định mức độ chấn thương dây thần kinh cột sống.

– Chụp cộng hưởng từ MRI để xác định mức độ tổn thương đĩa sụn và sự chèn ép của dây thần kinh cột sống.

– CT scan Myelogram để xác định mức độ tổn thương của cột sống.

Phương pháp điều trị

Gai cột sống thường liên quan đến sự lão hóa của cơ thể. Vì vậy, rất khó để chống lại quá trình lão hóa tự nhiên này. Việc điều trị bệnh nhằm hướng đến việc làm dịu các cơn đau tức thời đồng ngời ngăn ngừa bệnh phát triển. Với các trường hợp gai xương quá to, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.

Điều trị không dùng thuốc

Gai cột sống cổ nếu không gây đau thì người bệnh không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, cần có các phương pháp để ngăn ngừa triệu chứng và biến chứng, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống:

– Vận động hợp lý.

– Mát-xa, vật lý trị liệu bằng điện xung, sóng ngắn, hồng ngoại…

– Tập các bài tập phục hồi chức năng.

Điều trị dùng thuốc

Thuốc điều trị thường được chỉ định trong các trường hợp người bệnh cảm thấy đau đớn và xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh lý. Trong đó, các loại thuốc thường được kê đơn như:

– Thuốc chống viêm không steroid để giảm đau do gai cột sống.

– Ibuprofen và naproxen, acetaminophen và tramadol giúp chống lại cơn đau. 

– Cyclobenzaprine và tizanidine để giảm co thắt cơ.

– …

Phẫu thuật

Khi gai cột sống chèn ép vào tủy gây hẹp ống tủy, chèn ép hệ thần kinh gây tê bì tay chân, rối loạn tiểu, đại tiện… người bệnh thường được chỉ định làm phẫu thuật để loại bỏ các phần xương gai.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, gai vẫn có nguy cơ mọc lại ở vị trí cũ. Bởi vậy, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, chú ý tư tế hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ tái phát. Việc thăm khám định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp bác sĩ sớm phát hiện và xử trí hiệu quả các diễn tiến xấu, tránh biến chứng.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần chú trọng đến các liệu pháp hỗ trợ phù hợp như:

– Châm cứu

– Vật lý trị liệu

– Lối sống lành mạnh

– Xây dựng chế độ cân bằng, tăng cường thực phẩm giàu calci và rau xanh…

– Không làm việc nặng

– Nằm ngủ bằng đệm cứng, không dùng gối hoặc có thể dùng gối đặc biệt cho bệnh nhân gai cột sống cổ.

Trên đây là những thông tin chung về gai cột sống cổ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]