Dây chằng chéo trước có thể nói là một trong những cấu trúc phần mềm có vai trò làm vững khớp gối. Khi dây chằng bị tổn thương sẽ làm biến đổi lực tì đè, dẫn đến những hậu quả như rách sụn chêm, thậm chí là thoái hóa khớp gối. Vậy đứt dây chằng chéo bao lâu thì lành, cách điều trị như thế nào, cùng theo dõi bài viết để có lời giải đáp bạn nhé!
Tổng quát về đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi đầu gối bị tác động mạnh, gãy đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn. Trong đó, những tổn thương dây chằng chéo trước phổ biến nhất là trường hợp bị đứt dây hoàn toàn.
Theo thống kê, trong khoảng 50% trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước, hoặc các cấu trúc khác của đầu gối như dây chằng ở bên cạnh, sụn châm đều sẽ bị tổn thương. Bên cạnh đó, theo nhiều số liệu còn cho thấy, tình trạng đứt dây chằng chéo trước phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới.
Nguyên nhân là do người phụ nữ có khung xương chậu rộng hơn, khiến cho xương đùi và xương chảy hợp thành một góc lớn hơn gây áp lực cho các loại dây chằng chéo, đặc biệt là các chuyển động xoắn, từ đó làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
Những nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trước
Những tổn thương dây chằng chéo trước chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như chấn thương khi chơi thể thao hoặc chấn thương do tai nạn giao thông. Theo chuyên gia, tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do đầu gối bị vặn, điển hình trong tư thế chân tiếp đất từ bước nhảy và người bị xoay theo hướng ngược lại, khiến cho hướng đi bị thay đổi đột ngột khi đang đi lại hoặc khi chạy, khi mở rộng khớp gối…
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khác có thể là do cú va chạm mạnh ở đầu gối từ người khác hoặc ở một vật nào đó. Do đó, loại chấn thương này thường đặc trưng ở những người chơi các bộ môn thể dục thể thao có cường độ vận động mạnh, dừng lại đột ngột và thay đổi hướng nhanh theo tỷ lệ 1/3000 như là: Bóng đá, quần vợt hay bóng chuyện.
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phân loại chấn thương dây chằng theo các cấp độ như:
– Ở cấp độ 1, dây chằng chéo đã bị giãn quá mức, nhưng vẫn có thể giữ cho đầu gối ở mức ổn định.
– Ở cấp độ 2, tình trạng này được gọi là đứt một phần và liên quan đến dây chằng chéo trước bị kéo căng đến mức khớp gối trở nên lỏng lẻo.
– Ở cấp độ 3, đây là tình trạng dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn. Hiện tượng này sẽ liên quan đến việc dây chằng chéo bị đứt rồi, không còn kiểm soát được các loại xương bánh chè.
Những dấu hiệu dây chằng chéo trước bị đứt
Dấu hiệu điển hình nhất, sau khi bị chấn thương đứt dây chằng, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng rắc lớn ở đầu gối. Bên cạnh cảm giác đầu gối đau và sưng phù nề, cấu trúc bên trong của khớp cũng dễ bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc khi tiếp tục di chuyển, tuy nhiên, các triệu chứng sẽ giảm và mất dần sau khoảng từ 2 đến 3 tuần.
Ngoài ra, sau khi bị chấn thương, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu như:
– Nghe thấy âm thanh “rắc” lớn ở đầu gối.
– Đầu gối bị đau, sưng phù nề do dây chằng bị đứt, dẫn đến chảy máu và tổn thương ở cấu trúc bên trong của khớp.
– Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc vẫn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ nhanh chóng giảm đi sau khoảng từ 2 đến 3 tuần.
Bên cạnh đó, ở một số trường hợp khác, bệnh nhân có những dấu hiệu như:
– Cảm giác bị kẹt khớp: Khớp bị trật hoặc kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì khớp mới có thể trở về trạng thái bình thường.
– Khớp gối bị mất vững: Khi người bệnh di chuyển nhanh hoặc chạy thì rất dễ té ngã do không trụ được chân, tình trạng này hay còn gọi chung là bị “sụm” gối. Ngoài ra, khi leo cầu thang, người bệnh có cảm giác không kiểm soát được khớp gối, đi đứng không vững, gặp khó khăn khi đi xuống dốc hoặc khi bước xuống cầu thang.
– Bị teo cơ: Kích thước đùi bị chấn thương nhỏ dần, do cơ đùi trước bị teo, hoạt động của chân cũng trở nên yếu dần. Đối với nữ giới, đặc biệt là nhân viên văn phòng hay người ít vận động, tình trạng teo cơ càng dễ xảy ra và tiến triển nhanh hơn.
Những trường hợp nào cần mổ đứt dây chằng chéo trước?
Vấn đề khi nào cần mổ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương dây chằng trước và những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ khi dây chằng bị rách hoàn toàn, không thể tự lành hoặc khi mất vững khớp gối.
Để có thể xác định được vết rách là một phần hay toàn bộ, có cần áp dụng biện pháp phẫu thuật hay không, trước tiên các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp kiểm tra nhu:
– Kiểm tra Lachman: Tiến hành kéo thử xương chày về phía trước để kiểm tra xem khớp gối có toàn vẹn hay không. Nếu như dây chằng chéo trước không bị tổn hại, thì xương sẽ không bị lệch, hay chỉ bị lệch nhẹ.
– Thử nghiệm xoay chuyển bằng cách: Để bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ nâng chân lên và đặt áp lực xoay đầu gối. Nếu như xương không dịch chuyển, thử nghiệm sẽ được cho là có kết quả âm tính, dây chằng chéo cũng chưa bị tổn thương nhiều.
– Bị rách một phần dây chằng chéo trước: Bác sĩ đề nghị hoãn phẫu thuật, dành thời gian chăm sóc để đánh giá xem dây chằng có thể tự khôi phục lại tổn thương hay không. Bên cạnh đó, với trường hợp bệnh nhân đã được xác định là đứt dây chằng chéo trước, đảm bảo không vận động mạnh, hay không có triệu chứng mất vững, không thuộc đối tượng người cao tuổi thì cũng sẽ ít khi được chỉ định phẫu thuật.
Biện pháp chăm sóc, phục hồi sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước
Sau khi đã hết thuốc, bệnh nhân có thể được xuất viện trong ngày hoặc được yêu cầu ở lại bệnh viện để được theo dõi trong vài ngày. Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tuân thủ một số hướng dẫn như:
– Nằm ở tư thế kê cao chân, cần dành thời gian để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
– Quan sát vết thương, chườm lạnh đầu gối nhằm làm giảm phù nề.
– Kiểm soát tốt cơn đau sau phẫu thuật bằng một số loại thuốc không kê đơn.
– Tập đi bằng nạng, đeo nẹp để giúp bảo vệ khớp gối vừa trải qua phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, ngoài đảm bảo nghỉ ngơi điều độ, hạn chế đi lại, bạn đừng quên chú ý vấn đề vệ sinh vết mổ nhé.
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]