Động kinh thùy thái dương: Những điều cần biết!

13/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Động kinh thùy thái dương xuất phát từ vị trí thùy thái dương, đây là phần quan trọng trong não bộ, nắm giữ chức năng xử lý cảm xúc. Đây có thể nói là một dạng động kinh đặc biệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của người bệnh. 

Tìm hiểu khái quát về động kinh thùy thái dương 

Như đã đề cập ở trên, thùy thái dương mang nhiệm vụ quan trọng, kiểm soát cảm xúc, tư duy và trí nhớ ngắn hạn của con người. Do đó, khi thùy thái dương xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần điều trị kịp thời. 

Động kinh thùy thái dương (hay còn gọi động kinh cục bộ giảm ý thức) là triệu chứng một số người vẫn nhận thức được những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh trong vẫn tỉnh táo nhưng không có phản ứng. Môi và tay của người bệnh có xu hướng lặp đi lặp lại những hành động không mục đích. 

Động kinh ở thùy thái dương có thể bắt nguồn từ một khiếm khuyết giải phẫu hoặc sẹo ở thùy thái dương. Tuy vậy, hiện nay nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. 

Động kinh thùy thái dương là một dạng động kinh đặc biệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của người bệnh.
Động kinh thùy thái dương là một dạng động kinh đặc biệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của người bệnh.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh động kinh thùy thái dương

Đây là dạng động kinh với nhiều triệu chứng đặc biệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của người bệnh. 

Vắng ý thức thùy thái dương 

Khác với những cơn động kinh toàn thể vắng ý thức, cơn vắng ý thức thùy thái dương chủ yếu thường gặp ở người trưởng thành. Với những biểu hiện phổ biến như: Bệnh nhân đang nói chuyện hay đang làm việc bỗng nhiên có sắc mặt nhợt nhạt, vẻ mặt đờ đẫn, miệng nhai tóp tép hoặc hay chép miệng. 

Ngoài ra, bệnh nhân có những động tác nhỏ ở tay không theo ý muốn như: Gãi đầu, xoa tay, sờ tay lên mặt… trong cơn vắng ý thức. Triệu chứng vắng ý thức có thể kéo dài khoảng 50 đến 60 giây, cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại và tiếp tục nói chuyện, hay tiếp tục công việc còn dang dở. 

Những cơn tâm thần giác quan 

Bệnh nhân sẽ có sự vui mừng hoặc sợ hãi vô cớ, bỗng chốc bệnh nhân cảm thấy mọi người và mọi vật xung quanh trở nên xa lạ như chưa bao giờ được trông thấy. Ngoài ra, có những trường hợp biểu hiện ngược lại, những con người, sự vật xa lạ lại trở nên gần gũi đến lạ thường. Ví dụ, một người chưa từng gặp gỡ, nhưng bệnh nhân lại có cảm giác như đây là người quen xa cách lâu ngày mới gặp lại. 

Về hiện tượng tâm thần vận động 

Hiện tượng tâm thần vận động được biểu hiện bởi những hành động không có ý thức, có thể trong khi bệnh nhân thức tỉnh hoặc khi ngủ. Một số dạng vận động có thể chỉ đơn giản là chép miệng, nhai tóp tép, gãi đầu… hay những hoạt động ngày thường như: Gấp chăn màn, quần áo… 

Đáng chú ý, bệnh nhân còn có những hành động không có ý thức, gây nguy hiểm cho người xung quanh, như đột ngột vùng chạy thẳng về phía trước , bất kể có nguy hiểm hay trở ngại gì. 

Ngoài ra, nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể có hành động tấn công người khác khi lên cơn như đánh đập, dùng bạo lực. 

Về hiện tượng rối loạn thần kinh thực vật

Cơn rối loạn thần kinh thực vật xảy ra đột ngột, kéo dài vài giây hoặc vài phút. Trong cơn, bệnh nhân thường không biết gì, không nhận thức được mọi thứ xung quanh. Thường là cục bộ đơn giản đi kèm cục bộ phức tạp khoảng từ 1 đến 2 phút. 

Những nguyên nhân dẫn đến động kinh thùy thái dương

Trên thực tế, theo chuyên gia, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây co giật. Nhìn chung, đây có thể là biến chứng của một số bệnh lý về não bộ. 

Những cơn đau thần kinh cũng có thể kéo dài tình trạng co giật ở thùy thái dương. Những cơn đau có xu hướng đến bất ngờ, thường kéo dài trong khoảng vài phút. Dù chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng cơn đau vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. 

Một số bệnh nhân bị viêm xoang cũng trải qua cảm giác co giật, đau nhức ở thùy thái dương. Triệu chứng sẽ càng trở nên rõ rệt hơn khi thời tiết thay đổi. Tốt hơn hết, người bệnh nên theo dõi, điều trị thường xuyên để hạn chế được tình trạng này xảy ra.  

Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng có thể khiến cho bạn bị đau nhức thái dương. Bạn cần quan tâm đến sức khỏe, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu xảy ra với thùy thái dương. 

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng có thể khiến cho bạn bị đau nhức thái dương
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng có thể khiến cho bạn bị đau nhức thái dương

Chẩn đoán và điều trị động kinh thùy thái dương 

Các biện pháp chẩn đoán 

Sau cơn động kinh, người bệnh sẽ được thăm khám triệu chứng và tiền sử bệnh đầy đủ, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu để kiểm tra những dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh di truyền, lượng đường ở trong máu hoặc mất cân bằng điện giải. 

– Kiểm tra hình ảnh học (EEG), ghi lại hoạt động của não, thường xuất hiện dưới các dạng đường lượn sóng trên bản ghi EEG. Bên cạnh đó, giúp loại trừ những tình trạng khác tương tự như động kinh. 

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X để thu được hình ảnh cắt ngang của não. Quét CT có thể tiết lộ bất thường ở não có thể gây ra cơn động kinh, chẳng hạn như là khối u, chảy máu và u nang

Phương pháp điều trị là gì? 

Điều trị động kinh với thuốc 

Hiện nay có một số loại thuốc có sẵn để điều trị động kinh thùy thái dương. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về tác dụng phụ của thuốc, như mệt mỏi, tăng cân hay chóng mặt.

Cần tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ của các loại thuốc.
Cần tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ của các loại thuốc.

Phương pháp điều trị như phẫu thuật

Mục tiêu của phẫu thuật nhằm ngăn chặn cơn động kinh xảy ra. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật nhằm loại bỏ khu vực não nơi xảy ra co giật. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp laser điều trị bằng MRI như cách ít xâm lấn nhằm phá hủy các khu vực mô bị tổn thương bởi cơn động kinh.

Trên đây là các thông tin về động kinh thùy thái dương. Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, hy vọng rằng bạn đọc sẽ trang bị những kiến thức quan trọng về bệnh lý để có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]