Dị dạng động tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

04/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Dị dạng động tĩnh mạch là tình trạng bất thường của mạch máu. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm? Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dị dạng động tĩnh mạch như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dị dạng động tĩnh mạch là bệnh gì?

Dị dạng động tĩnh mạch là một căn bệnh có hậu quả nguy hiểm

Động mạch chịu trách nhiệm lấy máu giàu oxy từ tim đến não. Tĩnh mạch mang máu ít oxy trở lại phổi và tim.

Khi dị dạng động – tĩnh mạch (AVM) làm gián đoạn quá trình này. Các mô xung quanh không nhận được đủ oxy. Các động mạch, tĩnh mạch bị ảnh hưởng trở nên suy yếu và vỡ. AVM ở trong não nếu vỡ có thể gây xuất huyết não, đột quỵ hoặc tổn thương não.

Một dị dạng động – tĩnh mạch có thể phát triển bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nhưng thường gặp nhất là trong não hoặc tủy sống. Chưa rõ nguyên nhân gây AVM nhưng chúng hiếm khi di truyền.

Sau khi được chẩn đoán, AVM não thường có thể được điều trị để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ biến chứng.

Triệu chứng của bệnh 

Các triệu chứng phổ biến

Bệnh dị dạng động tĩnh mạch có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó. Các dấu hiệu đầu tiên sẽ xảy ra sau khi chảy máu. Một số biểu hiện điển hình như: 

  • Xuất huyết
  • Mất dần chức năng thần kinh
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Co giật
  • Mất ý thức

Các dấu hiệu và triệu chứng khác

  • Yếu cơ
  • Liệt 1 phần cơ thể
  • Mất phối hợp (mất điều hòa) (ataxia) có thể gây ra vấn đề với dáng đi
  • Mất phối hợp động tác (apraxia)
  • Yếu ở chi dưới
  • Đau lưng
  • Chóng mặt
  • Các vấn đề về thị lực, bao gồm mất một phần thị trường, mất kiểm soát chuyển động của mắt hoặc phù nề một phần của dây thần kinh thị giác
  • Các vấn đề như nói khó hoặc hiểu ngôn ngữ (aphasia)
  • Cảm giác bất thường bao gồm tê, ngứa ran hoặc đau đột ngột
  • Mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ
  • Ảo giác
  • Lú lẫn, giảm tri giác

Xuất huyết đột ngột trong não được coi là hậu quả nặng nề nhất của căn bệnh dị dạng động – tĩnh mạch. Nếu xuất huyết ồ ạt và không được cầm máu kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, máu nếu được cầm thì trong khoảng thời gian đó. Một phần tế bào não cũng có thể bị tổn thương. Việc này có thể ảnh hưởng đến chức năng sống của con người. Thậm chí gây tàn tật suốt đời.

Chóng mặt là một triệu chứng của bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Dị dạng động tĩnh mạch khi nào là nguy hiểm nhất?

Dị dạng động – tĩnh mạch ở bất cứ vị trí nào đều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu dị dạng động – tĩnh mạch có các đặc điểm sau thì nguy cơ xuất huyết cao hơn.

Về vị trí:

  • Quanh não thất
  • Hạch nền
  • Đồi thị

Động mạch: các động mạch có cuống.

Tĩnh mạch:

  • Dẫn lưu tĩnh mạch trung tâm
  • Tắc dòng ra tĩnh mạch
  • Giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân gây bệnh

Dị dạng động tĩnh mạch có nguyên nhân do sự phát triển bất thường của các mạch máu kết nối động mạch và tĩnh mạch. Tuy nhiên lý do của điều này thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra. Một số thay đổi trong bộ máy di truyền có thể đóng vai trò. Nhưng hầu hết thường không được di truyền.

Rất hiếm trường hợp, có tiền sử gia đình bị AVM tăng nguy cơ mắc. Nhưng hầu hết các loại AVM không được di truyền.

Một số điều kiện di truyền có thể làm tăng nguy cơ AVM của bạn. Chúng bao gồm giãn mao mạch xuất huyết di truyền (HHT), còn được gọi là hội chứng Osler-Weber-Rendu.

Chẩn đoán bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Đa phần các trường hợp dị dạng động tĩnh mạch được phát hiện khi đã có biến chứng xuất huyết gây ảnh hưởng đến chức năng sống. Ngoài ra, các trường hợp được phát hiện trong hoàn cảnh tình cờ.

Dị dạng động tĩnh mạch là tình trạng máu từ nơi có áp lực cao về áp lực thấp. Nên thông thường sẽ tạo ra một âm thổi. Vì thế, nếu vị trí dị dạng nằm ở nơi có thể đặt ống nghe. Bác sĩ có thể nghe được âm thổi này và liên tưởng đến dị dạng động tĩnh mạch. Và chỉ định các cận lâm sàng để kiểm tra.

Các xét nghiệm thường được sử dụng để giúp chẩn đoán AVM bao gồm:

  • Chụp X-quang mạch máu não: Còn được gọi là chụp X Quang động mạch. Xét nghiệm này sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt. Chất này được gọi là chất cản quang được tiêm vào động mạch. Thuốc nhuộm làm nổi bật cấu trúc của các mạch máu để hiển thị chúng tốt hơn trên tia X.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Quét CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của đầu, não hoặc tủy sống và có thể cho thấy chảy máu
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để hiển thị hình ảnh chi tiết của các mô. MRI có thể thu nhận những thay đổi nhỏ trong các mô này.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA): MRA ghi lại mô hình, tốc độ và khoảng cách của dòng máu thông qua các bất thường mạch máu.
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ: Loại siêu âm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao. Để tạo ra hình ảnh của dòng máu để giúp chẩn đoán AVM lớn và trung bình, cũng như chảy máu.

Điều trị bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định nếu như tình trạng bệnh trở nặng

Dị dạng động tĩnh mạch được điều trị phụ thuộc vào:

  • Thời điểm được chẩn đoán
  • Kích thước
  • Vị trí của dị dạng. 

Với các dị dạng động tĩnh mạch não không triệu chứng. Bệnh nhân nên được theo dõi các biểu hiện động kinh, đau đầu,  bởi một bác sĩ thần kinh. Trong trường hợp này, chúng ta có thể dùng thuốc để khống chế các triệu chứng do bệnh gây ra.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu cho căn bệnh này. Nếu bạn có nguy cơ chảy máu cao, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn AVM. Phương pháp điều trị này thường được sử dụng khi dị dạng động  tĩnh mạch nhỏ. Và nằm trong khu vực mà các phẫu thuật viên có thể loại bỏ dị dạng động  tĩnh mạch mà ít có nguy cơ gây tổn thương đáng kể cho các mô não.

Can thiệp nội mạch là một loại phẫu thuật. Trong đó bác sĩ phẫu thuật luồn ống thông qua các động mạch đến dị dạng động tĩnh mạch. Sau đó, một chất được tiêm để tạo cục máu đông nhân tạo ở giữa dị dạng động tĩnh mạch để tạm thời giảm lưu lượng máu. Điều này cũng có thể được thực hiện trước một loại phẫu thuật khác để giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Xạ trị lập thể đôi khi cũng được sử dụng. Thủ thuật này thường được thực hiện trên các dị dạng động  tĩnh mạch nhỏ chưa bị vỡ. Phương pháp này sử dụng các chùm bức xạ cường độ cao. Tập trung để phá vỡ các mạch máu. Và ngăn chặn việc cung cấp máu cho dị dạng động tĩnh mạch.

Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về những rủi ro và lợi ích khi thực hiện phẫu thuật. 

Trên đây là những thông tin về bệnh dị dạng động tĩnh mạch. Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn có những biểu hiện bất thường như bài viết nêu trên. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]