Hiện nay, đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai an toàn nhất. Tuy nhiên, rất nhiều chị em gặp phải tình trạng sau khi đặt vòng bị ra khí hư. Vậy đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không, nguyên nhân vì sao, cùng tìm hiểu nhé!
Khái quát về cơ chế hoạt động của các loại vòng tránh thai
Giới thiệu sơ lược về biện pháp đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai là dụng cụ hình chữ T làm bằng nhựa, có thể phủ thêm đồng để tăng hiệu quả tránh thai về lâu dài.
Về cơ chế hoạt động, vòng tránh thai được đặt vào trong tử cung, gây cản trở quá trình thụ thai của trứng và tinh trùng, ngăn cản không cho trứng làm tổ bên trong tử cung. Phương pháp này thường có hiệu quả trong nhiều năm nên được các chị em tin tưởng áp dụng. Bên cạnh đó, đặt vòng tránh thai cũng là phương pháp được các chuyên gia đánh giá là an toàn tuyệt đối, không làm tổn thương tử cung.
Giới thiệu sơ lược về cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Như đã đề cập ở trên, vòng tránh thai có tác dụng ngăn cản quá trình thụ thai diễn ra. Dưới đây là cơ chế hoạt động của vòng tránh thai bao gồm:
– Vòng tránh thai chiếm một chỗ để ngăn cho trứng được thụ tinh không có nơi để làm tổ. Để làm được điều này do vòng có khả năng tạo ra môi trường không thuận lợi cho phôi nang có điều kiện để tiếp cận và bám vào niêm mạc tử cung làm tổ.
– Những vòng tránh có gắn đồng có cơ chế sử dụng ion đồng để tác động lên enzym tham gia vào quá trình đục thủng và xâm nhập vào niêm mạc tử cung của phôi thai. Ngoài ra, ion đồng cũng được giải phóng mỗi ngày để thay đổi chất nhầy âm đạo, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng để quá trình thụ thai không thể diễn ra.
– Trong khi đó, vòng tránh thai có hormone progesterone khiến cho chất nhầy ở cổ tử cung tăng độ quánh, do đó, tinh trùng khó xâm nhập vào tử cung để thụ thai.
Nhìn chung, cơ chế hoạt động của mọi loại vòng tránh thai là gây phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, đồng thời làm thay đổi cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc để cản trở quá trình thụ thai của trứng và tinh trùng.
Lý giải nguyên nhân sau khi đặt vòng bị ra khí hư
Trước tiên, về khái niệm khí hư, đây là phần dịch được tiết ra từ cơ quan sinh dục. Phần dịch này có tác dụng cân bằng độ ẩm, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển và sinh sống. Ngoài ra, khí hư cũng có tác dụng ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh đồng thời đóng vai trò hỗ trợ quá trình thụ thai.
Dịch khí hư bình thường sẽ có màu trắng trong tựa như màu của lòng trắng trứng gà, có độ kết dính và mùi hơi tanh. Nếu như cơ thể và phần âm đạo không bị viêm nhiễm hay mắc bệnh, lượng khí hư tiết ra sẽ khá ít tùy theo từng loại hormone nội tiết của mỗi người.
Tuy nhiên, trường hợp chị em đặt vòng tránh thai, lúc này cơ thể bị dị vật lạ xâm nhập. Lúc này, khí hư tiết ra hoàn toàn là phản ứng bình thường của cơ thể nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, chị em cũng cần theo dõi xem lượng khí hư tiết ra nhiều hay ít. Cùng với đó nên chủ động theo dõi nếu như cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường để thăm khám kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa.
Sau khi đặt vòng bị ra khí hư có nguy hiểm hay không?
Để xác định tình trạng tiết khí hư sau khi đặt vòng tránh thai là hiện tượng bình thường hay bất thường, chị em cần lưu ý tới một số điều như sau:
Chú ý tới tình trạng cũng như số lượng khí hư
Nếu cơ thể tiết ra số lượng khí hư nhiều nhưng không đi kèm với những triệu chứng như: Mùi hôi tanh, ngứa ngáy ở vùng kín, đau vùng bụng dưới, khí hư có màu sắc bất thường… thì chị em không nên quá lo lắng mà chỉ cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận.
Bên cạnh đó, chị em nên chú ý thay quần lót thường xuyên để tránh âm đạo ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Chú ý khi vệ sinh tuyệt đối không được thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo, đồng thời không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao.
Chủ động thăm khám với bác sĩ sản khoa nếu có dấu hiệu bất thường
Như đã đề cập ở trên, chị em nên chủ động thăm khám với bác sĩ sản khoa nếu như nhận thấy khí hư có dấu hiệu bất thường về mùi, màu sắc hay cấu tạo. Bởi khả năng cao lúc này chị em đã có thể mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín ngay sau khi đặt vòng.
Sau khi xác định nguyên nhân ra khí hư, bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em phụ nữ về phương pháp điều trị phù hợp cũng như tăng cường bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống có lợi cho nội tiết tố. Trong khoảng thời gian này, chị em cũng nên hạn chế quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và cả bạn tình.
Một số biện pháp hạn chế tình trạng ra nhiều khí hư khi đặt vòng tránh thai
– Nên thực hiện khám phụ khoa trước khi đặt vòng. Nếu như không khám trước để xác định bản thân có mắc viêm nhiễm hay không, khi đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào sâu bên trong và khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn.
– Tái khám trong khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi đặt vòng để kiểm tra sức khỏe.
– Sau khi đặt vòng, chị em cũng nên tự kiểm tra xem vòng có hoạt động trong cơ thể không. Cách tự kiểm tra đơn giản nhất là tư thế ngồi xổm, nửa nằm nửa ngồi hoặc đứng gác chân lên ghế thấp, đứa ngón tay vào âm đạo, đi sâu tay vào đến khi chạm được vào cổ tử cung. Nếu như bạn cảm nhận còn dây vòng bên trong tử cung thì có nghĩa là vòng vẫn hoạt động trong cơ thể bạn. Trường hợp không cảm nhận dây vòng, bạn nên kiểm tra lại với bác sĩ.
– Với những trường hợp có thai hoặc đang nghi ngờ có thai tuyệt đối không được đặt vòng.
Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề “Sau khi đặt vòng bị ra khí hư có nguy hiểm hay không”. Nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn biện pháp điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]