Chứng sợ khoảng rộng: Những thông tin cần biết 

20/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Chứng sợ khoảng rộng là một dạng rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong không gian rộng. Những người bị chứng sợ khoảng rộng thường gặp khó khăn trong việc cảm thấy an toàn ở môi trường công cộng, đặc biệt là nơi đám đông tụ tập. 

Tìm hiểu khái quát về chứng sợ khoảng rộng 

Chứng sợ khoảng rộng là bệnh khác của rối loạn lo âu. Người mắc bệnh thường trốn tránh những địa điểm đông người và tình huống khiến cho họ cảm thấy bị mắc kẹt, bất lực, vô dụng hay hốt hoảng, xấu hổ. 

Bên cạnh đó, người mắc bệnh sợ khoảng rộng thường có những triệu chứng của cơn hoảng loạn khi gặp phải các tình huống căng thẳng. Một số triệu chứng điển hình có thể gặp đó là: Tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, buồn nôn… Họ cũng có thể trải qua những triệu chứng này trước khi gặp phải những tình huống sợ hãi. Tình trạng này có thể tệ đến mức khiến người đó tránh các hoạt động thường ngày. 

Theo thống kê từ Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, ước tính có đến hơn khoảng 0,8% người trưởng thành mắc hội chứng sợ khoảng rộng. Bên cạnh đó, chính người bệnh cũng cảm thấy nỗi sợ của họ là vô lý, tuy nhiên họ thường khó làm gì để chống lại điều đó. Nỗi sợ có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình, bạn bè xã hội, đồng thời gây tác động tiêu cực tới năng lượng làm việc. 

Chứng sợ khoảng rộng là bệnh khác của rối loạn lo âu
Chứng sợ khoảng rộng là bệnh khác của rối loạn lo âu

Đâu là những triệu chứng điển hình của chứng sợ khoảng rộng? 

Như đã đề cập ở trên, chứng sợ khoảng rộng chủ yếu bao gồm triệu chứng sợ hãi: 

– Sợ khi ở đám đông hoặc khi phải xếp hàng chờ đợi. 

– Sợ không gian kín, ví dụ như rạp chiếu phim, thang máy hay các cửa hàng nhỏ. 

– Sợ không gian mở như bãi đậu xe, cầu hoặc những trung tâm mua sắm. 

– Sợ khi phải sử dụng các phương tiện công cộng, chẳng hạn như là xe buýt, máy bay hay tàu hỏa. 

Những tình huống gây lo âu sẽ khiến bạn có cảm giác không thể trốn thoát hoặc khó có thể tìm kiếm sự trợ giúp nếu như hoảng sợ hay có những triệu chứng bất thường khác. 

Trong đó, một số triệu chứng khác ở đây bao gồm: 

– Luôn sợ hãi hoặc lo lắng khi tiếp xúc với những tình huống trong cuộc sống. Nỗi sợ hãi này đa phần đều không phù hợp. 

– Luôn tránh đi đến những không gian lớn, nếu trường hợp bắt buộc phải đi cần một người đi cùng, hoặc người bệnh có thể đi 1 mình trong tâm trạng lo âu, hoang mang tột độ. 

– Bị căng thẳng nghiêm trọng do những vấn đề trong xã hội, công việc hay các lĩnh vực khác trong cuộc sống. 

– Tình trạng ám ảnh và tránh né thường kéo dài đến khoảng 6 tháng hoặc thậm chí có thể lâu hơn. 

Ngoài ra, có thể có một số dấu hiệu khác không được đề cập trong bài viết. Nếu như có tình trạng bất thường, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

Người mắc bệnh luôn trong tâm trạng căng thẳng, sợ hãi.
Người mắc bệnh luôn trong tâm trạng căng thẳng, sợ hãi.

Lý giải một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ khoảng rộng 

Nhìn chung, hiện nay các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng sợ khoảng rộng. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, như: 

– Bị bệnh trầm cảm. 

– Một số nỗi sợ khác chi phối: Hội chứng sợ xã hội, sợ không gian kín.

– Người mắc những bệnh lý khác của hội chứng rối loạn lo âu, có thể kể đến: Rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… 

– Người từng phải chịu những tổn thương về tinh thần do thể chất hoặc bị lạm dụng tình dục trong quá khứ. 

– Có tiền sử lạm dụng thuốc, chất kích thích. 

Theo nghiên cứu, sợ khoảng rộng thường phổ biến hơn ở phụ nữ so với ở đàn ông. Độ tuổi trung bình mắc bệnh rơi vào khoảng 20 tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh vẫn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. 

Chẩn đoán và điều trị chứng sợ khoảng rộng như thế nào? 

Cách bác sĩ chẩn đoán hội chứng

Hội chứng sợ không gian rộng được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng mà bệnh nhân có. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể cũng hỏi về quá trình bệnh và tiền căn của gia đình. Sau đó, bạn có thể được làm xét nghiệm máu nhằm hỗ trợ loại trừ các bệnh lý khác gây nên triệu chứng của bạn. 

Để chẩn đoán bệnh, những triệu chứng sẽ được liệt kê trùng khớp theo tiêu chuẩn của Hệ thống chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. 

Chẩn đoán chứng sợ khoảng rộng khi bạn cảm thấy sợ hoặc lo lắng khi gặp các tiêu chuẩn dưới đây: 

– Sử dụng phương tiện công cộng, ví dụ có thể đi xe buýt 1 mình. 

– Ở không gian kín, như là trong thang máy hoặc trong xe ô tô. 

– Đứng giữa đám đông một mình hoặc dám ra khỏi nhà một mình.

Điều trị hội chứng sợ khoảng rộng như thế nào?

Có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị chứng sợ khoảng rộng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đưa ra những liệu pháp điều trị khác nhau như: 

Điều trị bằng liệu pháp điều trị tâm lý 

Liệu pháp tâm lý, hay còn biết đến trị liệu trò chuyện, có thể bao gồm những cuộc gặp gỡ thường xuyên với nhà trị liệu hay các chuyên gia tâm lý, điều này sẽ giúp người bệnh có cơ hội để nói lên về sự sợ hãi của bản thân. 

Nhìn chung, đây là loại điều trị ngắn hạn, có thể được dừng lại khi bạn có thể tự ứng phó được với nỗi sợ hãi hay lo lắng của bản thân. 

Điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi 

Đây là liệu pháp điều trị tâm lý phổ biến được áp dụng cho những trường hợp bị chứng sợ không gian rộng. Phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu được những cảm xúc và suy nghĩ bị sai lệch, đồng thời vượt qua những tình huống căng thẳng bằng cách thay thế suy nghĩ sai lệch bằng suy nghĩ tích cực hơn. Qua đó, việc điều trị sẽ giúp bạn lấy lại khả năng kiểm soát hành vi trong đời sống hàng ngày. 

Điều trị bằng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh hoặc những cơn hoảng loạn. Tuy nhiên lưu ý, trước khi sử dụng thuốc cần trao đổi với bác sĩ của bạn. Có thể sử dụng một số loại thuốc như: Ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, chống trầm cảm như Amitriptyline hoặc Nortriptyline.

Biện pháp thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống không cần thiết trong điều trị chứng sợ khoảng rộng, tuy nhiên có thể làm giảm lo âu trong đời sống thường ngày. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng, bao gồm: 

– Tập thể dục thường xuyên nhằm gia tăng sản xuất một số chất tại não. 

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. 

– Luyện tập thiền mỗi ngày hoặc thực hiện những bài tập hít thở sâu nhằm giảm lo âu và hoảng loạn.

Biện pháp thay đổi lối sống
Biện pháp thay đổi lối sống

Trong quá trình điều trị chứng sợ khoảng rộng, tốt hơn hết cần tránh sử dụng thực phẩm chức năng và thảo dược. Lưu ý trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cần trao đổi kỹ lưỡng để đảm bảo không gây hưởng đến kết quả điều trị bệnh. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]