Chứng mất ngôn ngữ (Aphasia): Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

19/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Chứng mất ngôn ngữ thường xảy ra đột ngột và có liên quan tới tổn thương thực thể ở não bộ. Khi đó, người mắc chứng này thường gặp khó khăn trong việc nói chuyện, đọc viết. Tìm hiểu chi tiết về hội chứng qua bài viết bên dưới.

Chứng mất ngôn ngữ (Aphasia) là gì?

Chứng mất ngôn ngữ (tiếng Anh: Aphasia) hay còn gọi là vong ngôn, thất ngôn là tình trạng suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng tạo và hiểu ngôn ngữ gây khó khăn trong giao tiếp. 

Chứng mất ngôn ngữ là một dạng của rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Hội chứng này có nguyên nhân từ những tổn thương thực thể ở não bộ chứ không liên quan tới sự thiếu hụt chức năng trí tuệ, tâm lý hay tri giác. Đây cũng không phải là hội chứng gây ra bởi sự suy yếu cơ bắp hay ảnh hưởng từ sự rối loạn nhận thức.

Chứng Aphasia gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Người mắc chứng này gặp nhiều cản trở trong quá trình giao tiếp, tính toán, viết. Các trường hợp mắc hội chứng này đều phải tham gia điều trị. Chỉ một số trường hợp rất nhỏ có thể tự hồi phục mà không cần điều trị.

Chứng mất ngôn ngữ cũng có thể đi kèm với các vấn đề rối loạn ngôn ngữ khác như: loạn vận ngôn (dysarthria) hay mất phối hợp động tác (apraxia)

Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngôn ngữ

Chứng mất ngôn ngữ là hệ quả của các tổn thương tại não ở vùng phụ trách chức năng tạo và thấu hiểu ngôn ngữ như:

– Vùng Broca có chức năng tạo dựng ngôn ngữ

– Vùng Wernicke có chức năng diễn đạt ngôn ngữ. 

Nguyên nhân phổ biến của hội chứng này chính là do ảnh hưởng từ tổn thương não:

– Chấn thương sọ não, u não, viêm não

Tai biến mạch máu não

– Xuất huyết não, tụ máu não

– Chảy máu não đột ngột

Hay do các rối loạn thần kinh mãn tính như: đau nửa đầu, động kinh…

Biểu hiện lâm sàng của chứng mất ngôn ngữ

Biểu hiện

Gặp khó khăn khi giao tiếp, đọc, viết là dấu hiệu điển hình của chứng mất ngôn ngữ. Bên cạnh đó, các biểu hiện lâm sàng có thể gồm:

– Năng lực thấu hiểu ngôn ngữ thấp.

– Mất khả năng phát âm (không liên quan đến sự tổn thương hay suy yếu cơ họng)

– Mất khả năng dùng từ ngữ, gọi tên sự vật.

– Mất khả năng nói chuyện tự nhiên, phát âm không rõ ràng.

– Mất khả năng lặp lại câu hoặc liên tục lặp lại các câu.

– Dùng câu sai, câu không đầy đủ.

– Gặp khó khăn trong việc tính toán.

– Trí nhớ suy giảm.

Ngoài ra, triệu chứng ở những người mắc chứng Aphasia ở cấp độ khác nhau là khác nhau. Triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ, vị trí tổn thương, độ tuổi… 

Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác chứng mất ngôn ngữ, bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng qua các hoạt động như:

– Kiểm tra khả năng nói – nghe hiểu – đọc – viết.

– Kiểm tra khả năng lặp lại từ, cụm từ.

– Giải câu đố.

– Kiểm tra khả năng gọi tên đồ vật, diễn tả từ ngữ.

– Thực hiện cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh học: chụp cộng hưởng từ MRI, cắt lớp vi tính, đo điện não đồ, chụp X-quang…

Phương pháp điều trị hội chứng mất ngôn ngữ

Việc điều trị hội chứng mất ngôn ngữ hiện còn nhiều khó khăn và hạn chế. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc hội chứng này do tổn thương não bộ. Và các tổn thương não bộ rất khó để có thể phục hồi hoàn toàn. Việc can thiệp trị liệu chủ yếu hướng được việc cải thiện khả năng ngôn ngữ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với những trường hợp tổn thương não bộ có thể phục hồi sau điều trị, khả năng ngôn ngữ, trí nhớ và tính toán của người bệnh cũng từ đó được khôi phục. 

Ở những trường hợp, mất ngôn ngữ do đau nửa đầu, chấn thương nhẹ, động kinh thì người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần trị liệu.

Các phương pháp phổ biến trong việc điều trị hội chứng bất lực ngôn ngữ:

Liệu pháp ngôn ngữ

Đây chính là phương pháp mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị hội chứng mất ngôn ngữ. Tuy nhiên, gia đình và nhân viên y tế cùng cần kết hợp nhịp nhàng với nhau để đem đến hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, trong quá trình trị liệu, mọi người xung quanh cần có thái độ phù hợp, nhẹ nhàng để giúp tâm lý người bệnh được ổn định, tránh tổn thương.

Liệu pháp ngôn ngữ mang đến nhiều tác động tích cực trong việc phục hồi khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là khả năng nói và viết. Kiên trì trị liệu tích cực giúp người bệnh phục hồi khả năng nói, hiểu, viết nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp kích thích hoạt động của tế bào thần kinh, tăng khả năng phục hồi và tái tạo tế bào.  

Tốc độ phục hồi khả năng ngôn ngữ nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ đáp ứng trị liệu, mức độ tổn thương não bộ cũng như sự kiên trì của bệnh nhân. 

Biện pháp tự cải thiện

Bên cạnh liệu pháp ngôn ngữ, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, người mắc chứng mất ngôn ngữ có thể thực hiện các biện pháp cải thiện như:

– Dùng chữ viết để bày tỏ suy nghĩ và mong muốn cá nhân.

– Thực hiện lối sống lành mạnh. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, caffeine… 

– Chủ động tích cực điều trị.

– Tập yoga, ngồi thiền để hỗ trợ khả năng vận động đồng thời giải tỏa căng thẳng, hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu

Tùy thuộc vào diện tích não và vị trí bị tổn thương cùng với phương pháp trị liệu mà việc phục hồi của người bệnh có thể nhanh chậm khác nhau. Để có được phác đồ tối ưu, bệnh nhân cần được xây dựng quá trình trị liệu từ những chuyên gia  trị liệu ngôn ngữ. Việc điều trị càng sớm, tín hiệu phục hồi càng tích cực. 

Bên cạnh sự giúp đỡ từ chuyên gia, gia đình chính là người bạn đồng hành gần gũi và quan trọng nhất. Vậy nên, gia đình cần đặc biệt chú ý để chăm sóc bệnh nhân phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được khả năng ngôn ngữ.

Trên đây là những thông khoa học về chứng mất ngôn ngữ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]