Các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ cần lưu ý 

21/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nê nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm vững các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi nhằm bảo vệ con khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Điểm qua những lợi ích của việc tiêm chủng 

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ bởi:

– Trẻ dưới 1 tuổi có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Như đã đề cập ở trên, đây là độ tuổi mà trẻ rất dễ mắc bệnh. Do đó, việc tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch nhằm phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Khi vắc xin được đưa vào trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích thích tạo ra kháng thể nhận biết, từ đó làm vô hiệu hóa các loại tác nhân gây bệnh.

– Nếu như trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm muộn thì trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm vì cơ thể không có hệ miễn dịch để bảo vệ.

– Tiêm chủng giúp giảm thiểu tối đa rủi ro do bệnh gây ra, từ đó ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ tử vong ở trẻ. Trường hợp trẻ bị bệnh nhưng nếu đã tiêm chủng từ trước thì sẽ mắc bệnh nhẹ hơn.

– Y học phát triển hiện đại nhưng vẫn có một số bệnh chưa có khả năng điều trị. Lúc này, tiêm phòng sẽ là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa những nguy cơ nguy hiểm.

Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó bố mẹ cần chú ý cho con tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của trẻ
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó bố mẹ cần chú ý cho con tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của trẻ

Thông tin chi tiết các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi 

Dưới đây là thông tin chi tiết các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi phụ huynh có thể tham khảo:

Các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi
Các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn trẻ dưới 1 tháng tuổi, phụ huynh lưu ý cho trẻ thực hiện tiêm đầy đủ những vắc xin dưới đây:

– Vắc xin viêm gan b trong vòng 24 giờ đầu sau khi trẻ mới sinh

– Vắc xin phòng lao (BCG) trong vòng 24 giờ đầu sau khi trẻ mới sinh

Ở giai đoạn trẻ được 2 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà trẻ cần được tiêm đầy đủ 3 loại vắc xin dưới đây:

– Vắc xin 5in1 hoặc vắc xin 6in1 để phòng ngừa một số loại bệnh như: Bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm gan B, bệnh viêm màng não do HIb…

– Vắc xin Rotavirus (trẻ tiêm mũi đầu tiên)

– Vắc xin Phế cầu khuẩn (trẻ tiêm mũi đầu tiên)

Ở giai đoạn trẻ được 3 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ được 3 tháng tuổi, phụ huynh lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ những loại vắc xin như:

– Vắc xin 5in1 hoặc vắc xin 6in1 (trẻ tiêm mũi thứ 2)

– Vắc xin Rotavirus (trẻ tiêm mũi thứ 2)

– Vắc xin Phế cầu khuẩn (trẻ tiêm mũi thứ 2)

Ở giai đoạn trẻ được 4 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ được 4 tháng tuổi, phụ huynh lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ những loại vắc xin như sau:

– Vắc xin 5in1 hoặc vắc xin 6in1 mũi thứ 3 để phòng ngừa các loại bệnh lý như: Bạch hầu – ho gà – uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do Hib

– Vắc xin Rotavirus (trẻ tiêm mũi thứ 3)

– Vắc xin Phế cầu khuẩn (trẻ tiêm mũi thứ 3)

Ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi, bố mẹ lưu ý tiêm đầy đủ những loại vắc xin như:

– Vắc xin phòng bệnh cúm

– Vắc xin não mô cầu BC

Ở giai đoạn trẻ được 9 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ được 9 tháng tuổi, bố mẹ lưu ý tiêm đầy đủ những loại vắc xin như:

– Vắc xin bệnh sởi đơn

– Vắc xin bệnh viêm não Nhật Bản (tiêm mũi thứ nhất)

Ở giai đoạn trẻ được 12 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ được 12 tháng tuổi, bố mẹ lưu ý tiêm đầy đủ những loại vắc xin như sau:

– Vắc xin in1 phòng ngừa các bệnh lý như: Sởi – quai bị – Rubella

– Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (tiêm mũi đầu tiên)

– Vắc xin Viêm gan siêu vi A (tiêm mũi đầu tiên)

– Vắc xin Viêm não Nhật Bản (tiêm mũi thứ 2)

– Vắc xin Phế cầu khuẩn (tiêm mũi thứ 4), lưu ý 2 mũi tiêm cần cách nhau tối thiểu là 6 tháng

– Vắc xin 5in1 hoặc vắc xin 6in1 (tiêm mũi thứ 4) để phòng ngừa các loại bệnh lý như: Bạch hầu, ho gà, viêm gan B, viêm màng não nguyên nhân do Hib, uốn ván, bại liệt.

Lưu ý quan trọng khi tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi 

Tiêm chủng là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà các bậc phụ huynh cần nắm vững trước khi đưa trẻ đi tiêm

Cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng 

– Lưu ý mang theo sổ tiêm chủng của cá nhân được tiêm. Cần thông báo trung thực cho bác sĩ về tiền sử mắc bệnh, dị ứng, tình trạng tiêm chủng cũng như sức khỏe ở thời điểm hiện tại.

– Tuân thủ theo hướng dẫn của các cán bộ tiêm chủng. Kiểm tra kỹ những thông tin về loại vắc xin trước khi tiêm, ví dụ như: Chủng loại, hạn sử dụng, cách thức sử dụng…

– Theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng từ 24 đến 48 giờ sau khi tiêm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng phụ của trẻ sau khi tiêm.

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi tiêm

Bên cạnh ghi nhớ và tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé, để quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, an toàn nhất, các bậc phụ huynh cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

– Giữ trẻ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của các bộ điều dưỡng, thông báo về tình trạng của bé nếu như có dấu hiệu bất thường

– Cần đảm bảo giữ khoảng cách giữa mỗi mũi tiêm theo chỉ định của các bác sĩ

Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ tại điểm tiêm và khi về nhà

Như đã đề cập ở trên, sau khi trẻ được tiêm, uống vắc xin thì cần được theo dõi tại cơ sở y tế tối thiểu là 30 phút và khi về nhà. Nếu như phát hiện dấu hiệu bất thường ở trẻ như là nôn trớ, thở nhanh, thở đứt quãng, thở khò khè thì bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Ngoài ra, trẻ em cần được tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe tại nhà ít nhất là 48 giờ tiếp theo sau tiêm. Lưu ý cần đẩy mạnh sự chú ý đặc biệt vào ban đêm. Một số tiêu chí theo dõi bao gồm:

– Nhiệt độ cơ thể khi được đo bằng nhiệt kế

– Nhịp thở của trẻ, cần xác định tần số thở tính theo lứa tuổi. Ví dụ, với trẻ dưới 2 tháng, nhịp thở >60 lần/phút; trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi nhịp thở >50 lần/phút; trẻ từ 1 đến 5 tuổi >40 lần/phút.

Nhiệt độ cơ thể khi được đo bằng nhiệt kế 
Nhiệt độ cơ thể khi được đo bằng nhiệt kế

Hy vọng rằng thông qua bài viết, các bậc phụ huynh đã nắm được các mũi tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Nếu có bất cứ thắc mắc cần hỗ trợ, bố mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]