Bệnh thận Lupus: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

17/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh thận lupus là một loại bệnh thận do lupus ban đỏ hệ thống gây ra. Bệnh khi trở nặng có thể gây suy thận. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Có những phương pháp điều trị nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chức năng của thận

Thận được biết đến là một trong các cơ quan bài tiết cực kỳ quan trọng trong hệ tiết niệu. Những chức năng của thận chủ yếu như sau:

  • Lọc máu và các chất thải
  • Tham gia quá trình bài tiết nước tiểu
  • Điều hòa thể tích máu

Bệnh thận lupus là gì?

Bệnh thận lupus là một loại bệnh thận do lupus ban đỏ hệ thống gây ra

Có hai loại lupus:

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một dạng bệnh lupus có thể gây tổn thương cho da, khớp, thận và não và có thể gây tử vong. 
  • Một dạng khác của bệnh lupus được gọi là lupus ban đỏ dạng đĩa, chỉ ảnh hưởng đến da.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) nếu ảnh hưởng đến thận được gọi là bệnh thận lupus. Lupus là một bệnh tự miễn. Có nghĩa là hệ thống miễn dịch bình thường bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, lại quay lại chống lại cơ thể. Tình trạng này làm tổn thương cho các cơ quan và mô bao gồm cả thận.

Gây viêm các mạch máu nhỏ lọc chất thải bên trong thận chính là hậu quả của bệnh thận lupus gây ra. Lúc này, hệ thống miễn dịch tấn công chúng như thể tấn công một căn bệnh.

Bệnh thường phát triển trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi các triệu chứng của bệnh lupus bắt đầu. Nó thường ảnh hưởng đến những người từ 20 – 40 tuổi. các giai đoạn của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Thường thì các triệu chứng đầu tiên gồm:

  •  Tăng cân do phù ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, bàn tay và mí mắt
  • Ngoài ra, nước tiểu có thể có bọt hoặc tiểu màu đỏ. 

Tuy nhiên, các dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường chỉ thấy khi xét nghiệm phân tích nước tiểu có bất thường.

60% những người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) sẽ phát triển thành bệnh lupus. Đặc trưng bởi các biến chứng thận cần được đánh giá và điều trị. Có đến 25% những người mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh thận giai đoạn cuối.

Triệu chứng của bệnh thận lupus

Triệu chứng của bệnh thận lupus có thể bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Nước tiểu nhiều bọt và phù (chân, bàn chân, hay mắt cá chân và thường ít ở tay hay mặt hơn)

Vấn đề thận thường phát triển cùng một thời gian hay thời gian ngắn sau triệu chứng lupus xuất hiện và có thể gồm:

  • Đau hay sưng khớp;
  • Đau cơ;
  • Sốt không rõ nguyên nhân;
  • Ban đỏ, thường ở mặt và còn gọi là ban cánh bướm vì giống con bướm, loét miệng;
  • Mệt, sụt cân, rụng tóc, đau ngực, khó thở.
Cao huyết áp là một trong những biểu hiện của bệnh viêm thận Lupus

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm thận lupus

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm thận lupus là do bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Trong các nguyên nhân gây bệnh, di truyền có vai trò quan trọng nhất. Nhiều gen vẫn chưa được xác định có liên quan tới tình trạng này. Thông thường, hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi có vấn đề, hệ miễn dịch không thể phân biệt được giữa những chất có hại và có lợi cho sức khỏe. 

Tự miễn dịch có đóng góp đáng kể vào sinh lý bệnh của viêm cầu thận lupus. Tự kháng thể trực tiếp chống lại những yếu tố hạt nhân. Những đặc tính của viêm thận lupus gồm:

  • Kháng nguyên hướng đặc hiệu vào nucleosome.
  • Tự kháng thể có ái lực cao hình thành phức hợp miễn dịch nội mạch (các tự kháng thể có kích cỡ nhỏ chỉ khoảng 200bp)
  • Tự kháng thể của những isotype nhất định kích hoạt bổ sung.

Các biến chứng của bệnh thận lupus

Việc điều trị tích cực có tác dụng kiểm soát tốt căn bênh này. Nhờ vậy đã hạn chế biến chứng xảy ra.

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, từ 10 – 30 phần trăm những người bị bệnh này phát triển thành suy thận.

Dạng bệnh thận lupus nghiêm trọng nhất, được gọi là viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa. Nó có thể hình thành sẹo ở thận. Sẹo sẽ tồn tại vĩnh viễn. Càng nhiều sẹo hình thành thì chức năng thận càng suy giảm. Mặc dù vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương lâu dài.

Những người bị bệnh này có nguy cơ cao bị ung thư. Chủ yếu là ung thư hạch bạch huyết tế bào lympho B – tế bào của hệ thống miễn dịch. Họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Chẩn đoán bệnh thận lupus

Xét nghiệm phân tích nước tiểu

Thận lọc chất thải của cơ thể ra bên ngoài qua nước tiểu. Do đó, xét nghiệm phân tích nước tiểu có thể cho thấy bất kỳ vấn đề nào về cách hoạt động của thận.

Xét nghiệm nước tiểu là một biện pháp chẩn đoán bệnh viêm thận Lupus

Sinh thiết thận

Đây là thủ thuật sẽ đâm một cây kim rất mỏng và dài qua da ở sau lưng và đâm đến thận. Từ đây sẽ lấy một mẫu mô ở thận để kiểm tra dưới kính hiển vi giúp xác định mức độ viêm hoặc sẹo của thận.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm creatinine máu, ure máu để đánh giá chức năng thận. Creatinine máu được xem như là chất thải và thận sẽ loại bỏ ra ngoài cơ thể. Khi nồng độ creatine trong máu tăng cao, chứng tỏ chức năng thận bị suy giảm. Nồng độ creatinine máu tăng tỉ lệ thuận với sự suy giảm chức năng thận.

Kiểm tra các kháng thể kháng phospholipid và kháng thể kháng hạt nhân (ANA) ít nhất một lần trong thời gian mắc bệnh.

Điều trị bệnh thận lupus như thế nào?

Viêm thận lupus được điều trị với thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Để giúp ngăn ngừa sự tấn công và tổn thương thận. Thuốc điều trị bao gồm corticosteroid, thường là prednisone, để giảm viêm thận. Thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide hay mycophenolate mofetil là thường dùng với prednisone. Những thuốc này được dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ. Giúp cho giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và ngăn chặn tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công thận trực tiếp hoặc sản xuất ra các kháng thể tấn công thận. Hydroxychloroquin là thuốc điều trị SLE. Nên được dùng ngay từ đầu hay duy trì cho những bệnh nhân bị viêm thận lupus.

Bệnh nhân viêm thận lupus gây ra huyết áp cao có thể cần uống thuốc để giảm huyết áp và có thể đồng thời làm chậm đáng kể tiến triển xấu của bệnh thận. Nhiều bệnh nhân cần hai hay nhiều thuốc hơn để kiểm soát huyết áp.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm thận lupus. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]