Bệnh giang mai: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị 

12/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Giang mai là bệnh lý lây qua đường tình dục nhanh chóng, phổ biến cũng như để lại nhiều biến chứng nặng nề. Đáng chú ý, hiện nay bệnh chưa có vắc xin điều trị bệnh triệt để. Vậy đâu là dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh giang mai. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Khái quát về bệnh giang mai, nguyên nhân gây bệnh

Giang mai là bệnh lý nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua đường tình dục không an toàn (hậu môn, âm đạo hoặc qua miệng). Bên cạnh đó, vi khuẩn giang mai cũng thông qua các vết xước trên da và niêm mạc đến khi tiếp xúc với dịch tiết từ các tổn thương giang mai.

Đồng thời, xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây truyền từ đường mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập từ máu thai nhi qua dây rốn. Nguyên nhân là do cấu tạo từ bộ phận sinh dục của phụ nữ ở dạng mở, đây cũng là nguyên nhân người phụ nữ dễ bị lây nhiễm bệnh tình dục hơn là so với nam giới. Bệnh giang mai ở nữ nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương tất cả bộ phận trong cơ thể như: Viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban, cơ xương đau nhức.

Bệnh giang mai là bệnh lý nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra
Bệnh giang mai là bệnh lý nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra

Dấu hiệu nhận biết giang mai từ sớm là gì? 

Thời điểm mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, với bệnh giang mai cũng không phải là ngoại lệ. Việc nhận biết giai đoạn không chỉ giúp người bệnh tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh mà còn hạn chế nguy cơ lây lan cho người thân và bạn đời.

Theo chuyên gia, giang mai nếu như không được chẩn đoán và điều trị có thể sẽ tồn tại nhiều năm. Hiện bệnh được chia làm các giai đoạn là: Giang mai sớm và giang mai muộn.

Dấu hiệu của bệnh giang mai sớm 

Giang mai ở thời kỳ đầu 

Nhìn chung, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường mà không có bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên, bệnh rất dễ lây nhiễm trong giai đoạn này và giai đoạn tiếp theo. Thông thường, giai đoạn chính của giang mai thường bắt đầu trong khoảng từ 3 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Đầu tiên, người bệnh thường xuất hiện vết loét nhỏ, tròn hay còn được gọi là săng.

Săng không quá gây đau đớn nhưng khả năng lây nhiễm lại vô cùng cao. Vết loét này xuất hiện ở bất cứ nơi nào vi khuẩn xâm nhập như là miệng, bộ phận sinh dục hay hậu môn.

Thông thường, săng sẽ tự lành trong khoảng từ 3 đến 10 tuần dù được điều trị hay không.

Trường hợp không được chẩn đoán và điều trị, sau khoảng từ 4 đến 8 tuần sẽ xuất hiện lại tổn thương ban đầu và tiến triển sang giang mang thời kỳ II.

Giang mai ở thời kỳ II 

Giang mai ở thời kỳ II có nguy cơ lây nhiễm cao hơn ở người khác. Giang mai thời kỳ này có dấu hiệu phát ban trên da và đau họng và thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Các nốt phát ban thông thường sẽ không gây ngứa, xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của giang mai ở giai đoạn 2 còn có thể bao gồm: Đau đầu, sưng hạch bạch huyết, giảm cân, mệt mỏi, sốt, rụng tóc, đau nhức khớp… Hoặc những dấu hiệu thần kinh như: Điếc 1 bên tai, liệt dây thần kinh mắt, viêm màng não… Nếu như không điều trị triệt để, bệnh tiến triển sang giai đoạn giang mai tiềm ẩn.

Giang mai tiềm ẩn 

Ở giai đoạn này thường không có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Do đó, chỉ có thể phát hiện bệnh qua xét nghiệm huyết thanh. Thường bệnh giang mai được chia làm 2 loại đó là tiềm ẩn sớm (ít hơn 2 năm) hoặc tiềm ẩn trễ (hơn 2 năm). Nếu như không được điều trị, tất cả bệnh nhân sẽ không có triệu chứng từ 12 đến 24 tháng từ lần nhiễm đầu tiên.

Dấu hiệu của bệnh lý giang mai muộn 

Bệnh giang mai ở thời kì III thường xuất hiện từ nhiều tháng, nhiều năm sau khi có săng.

Biến chứng của giang mai thời kỳ này thường xuất hiện nhiều tháng, nhiều năm nếu như không được điều trị. Những biến chứng này bao gồm: Săng thương sâu, gôm ở da, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Ở giai đoạn này, người bệnh thường ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình bởi xoắn khuẩn đã xâm nhập vào khu trú ở phủ tạng, không còn trên da và niêm mạc.

Giang mai và những biến chứng nguy hiểm không thể chủ quan

Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách, giang mai không chỉ gây tổn thương khắp cơ thể mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bị sưng tấy hoặc nổi khối u nhỏ 

U nhỏ hay còn gọi u bã đậu, là những vết sưng phát triển ở trên da, xương, gan hoặc những cơ quan khác ở cơ thể người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối.

Bị các vấn đề về thần kinh 

Bệnh giang mai có thể gây ra những vấn đề về thần kinh như: Đau đầu, viêm màng não, suy giảm thính lực, giảm thị giác, mù lòa, sa sút trí tuệ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới…

Giang mai có thể là "thủ phạm" dẫn đến các vấn đề về thần kinh
Giang mai có thể là “thủ phạm” dẫn đến các vấn đề về thần kinh

Nguy cơ lây nhiễm HIV 

Những người mắc bệnh giang mai thường lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận khác. Ước tính, người bị bệnh giang mai có nguy cơ nhiễm HIV tăng gấp khoảng 2 đến 5 lần so với người khác. Ngoài ra, vết loét do giang mai thường dễ gây chảy máu, tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu trong khi quan hệ tình dục.

Những biến chứng khi mang thai và sinh nở 

Nếu như thai phụ mang vi khuẩn giang mai có thể lây truyền qua thai nhi. Ngoài ra, giang mai bẩm sinh còn làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hay trẻ sơ sinh tử vong trong khoảng vài ngày sau khi mới sinh.

Cách điều trị giang mai như thế nào? 

Giang mai khiến cho người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, do đó, ngay khi phát hiện nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các phương thức điều trị tùy theo tình trạng.

Điều trị giang mai bằng việc sử dụng thuốc 

Nếu như ở giai đoạn đầu, giang mai dễ chữa khỏi bằng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng Penicillin hoặc các loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai.

Điều trị giang mai bằng Penicillin

Nếu như được chẩn đoán mắc giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hoặc ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị là tiêm Penicillin. Với những người bệnh giang mai lâu hơn, bác sĩ có thể tiêm liều bổ sung. Penicillin là phương pháp được khuyến cáo cho phụ nữ trong quá trình điều trị bệnh giang mai.

Theo dõi sau điều trị bệnh giang mai thế nào 

Nếu được điều trị bệnh lý giang mai bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện:

– Kiểm tra và xét nghiệm máu theo định kỳ để đảm bảo người bệnh đáp ứng với liều lượng thông thường của Penicillin. Việc theo dõi cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào giai đoạn giang mai được chẩn đoán.

– Tránh việc quan hệ tình dục với bạn tình cho đến khi điều trị xong.

– Thông báo cho bạn tình để được kiểm tra và điều trị nếu như thấy cần thiết.

– Xét nghiệm xem có lây nhiễm virus HIV hay không.

Hoàn toàn có thể phòng ngừa giang mai nếu áp dụng các biện pháp sau 

Giang mai có thể được phát hiện và điều trị hiệu quả bằng các loại kháng sinh đặc hiệu để hạn chế sự phát triển của xoắn khuẩn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có vắc xin nên việc phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh qua những biện pháp như:

– Không quan hệ tình dục bừa bãi, nên chung thủy chế độ một vợ một chồng theo pháp luật

– Sử dụng bao cao su để làm giảm nguy cơ lây nhiễm, chú ý che chắn cho vùng bị tổn thương

– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người khác để tránh vi khuẩn bám lại trên bề mặt và các vết thương hở

– Tuân thủ theo lịch hẹn thăm khám định kỳ với bác sĩ

– Tăng cường sức đề kháng bằng việc xây dựng những thực đơn cân bằng. Cần tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng.

Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn là một trong những biện pháp đề phòng giang mai hiệu quả
Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn là một trong những biện pháp đề phòng giang mai hiệu quả

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu thêm về bệnh giang mai cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Dù đã được điều trị giang mai, nhìn chung người bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm, do đó cần tuân thủ liệu trình và thực hiện biện pháp mà các chuyên gia khuyến cáo.

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]