Alzheimer: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

09/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh Alzheimer được mệnh danh là “kẻ đánh cắp ký ức”. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về bệnh bệnh Alzheimer

Alzheimer – căn bệnh được mệnh danh là kẻ đánh cắp ký ức

Alzheimer là một căn bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức. Từ đó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và năng lực làm việc của người bệnh. Tuy nhiên đây không phải là sự lão hóa bình thường. Vì vậy đừng nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già. 

Có một ngày bạn bỗng thấy ông, bà, cha, mẹ,… càng có tuổi sẽ càng trở nên khó tính, dễ nổi cáu, hay hờn dỗi… Điều đó có thể xuất phát từ tính cách trước nay vẫn vậy. nhưng cũng rất có thể họ đang bị hội chứng Alzheimer âm thầm tấn công…

Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh, synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mắc bệnh khi ở độ tuổi 50 – 65.

Lịch sử phát hiện bệnh

Bệnh Alzheimer chủ yếu tấn công người lớn tuổi. Tại sao lại như vậy? Theo các nhà khoa học tìm hiểu thì những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong não có thể gây hại cho các tế bào thần kinh. Nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến các loại tế bào não khác. Những thay đổi liên quan đến tuổi tác này bao gồm teo một số bộ phận của não, viêm, tổn thương mạch máu, sản xuất các gốc tự do và rối loạn chức năng ty thể.

Bệnh được đặt tên theo theo tên của bác sĩ tâm thần Alois Alzheimer, ông là người đầu tiên mô tả căn bệnh này. Năm 1906, vị tiến sĩ này nhận thấy những thay đổi trong mô não của một phụ nữ đã chết vì một căn bệnh tâm thần bất thường. Các triệu chứng của bệnh nhân đó bao gồm mất trí nhớ, các vấn đề về ngôn ngữ và hành vi không kiểm soát. Sau khi bệnh nhân qua đời, ông đã kiểm tra não bộ và tìm thấy nhiều khối bất thường được gọi là mảng vón amyloid và các đám rối sợi thần kinh, hoặc đám rối “tau”.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% tổng dân số. Lão hóa là quy luật của tự nhiên, tuổi thọ càng cao thì tiến trình lão hóa càng gần. Tuy nhiên, Alzheimer không phải là lão hóa thông thường. Đó là một chứng bệnh khiến nhiều phần não dần dần bị teo đi, đặc biệt là hồi hải mã là nơi lưu giữ và tạo ký ức. 

Theo thời gian, những người mắc bệnh Alzheimer mất trí nhớ và khả năng tập trung. Việc định hướng theo không gian và thời gian ngày càng trở nên khó khăn. Người bệnh cũng khó tự xoay sở trong cuộc sống hàng ngày. 

Nguyên nhân của bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học cho rằng những yếu tố dưới đây góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh:

  • Do sự tích tụ của một loại protein đặc biệt ở trong não dẫn đến chết dần các tế bào não.
  • Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin, từ đó làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, cuối cùng là làm chết các tế bào thần kinh.
  • Do quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể con người bị rối loạn.
Sự so sánh giữa tế bào thần kinh của người khỏe mạnh và người mắc bệnh Alzheimer

Triệu chứng của bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh lý thoái hóa tiến triển theo từng giai đoạn với các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn trước khi mất trí nhớ

  • Thường xuyên cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây và gần như không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới.
  • Giảm sự tập trung, chú ý, thờ ơ với mọi việc.
  • Giảm các khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng.
  • Suy giảm nhận thức nhẹ.

Giai đoạn nhẹ

  • Sự suy giảm ngày càng tăng về trí nhớ và khả năng học hỏi.
  • Ở một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ bao gồm các biểu hiện như giảm vốn từ, giảm sự lưu loát dẫn đến giảm khả năng nói và viết.
  • Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ, quên cách sử dụng một vật dụng nào đó.
  • Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó phối hợp vận động nhưng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua.

Giai đoạn khá nặng

  • Người bệnh mất dần khả năng thực hiện các hoạt động vận động sinh hoạt hàng ngày.
  • Khó khăn về mặt ngôn ngữ rõ hơn: Người bệnh không nhớ được từ vựng, dùng sai từ để diễn tả, luôn phải cố tìm từ ngữ để diễn tả những điều muốn nói, khả năng đọc viết dần mất đi.
  • Giảm khả năng phối hợp vận động có thể nhận thấy rõ. Nhất là những động tác phức tạp, vì vậy người bệnh dễ bị ngã.
  • Giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
  • Thay đổi hành vi: Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí trở nên hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân.
  • Hội chứng thay đổi tính khí lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
  • Một số người bệnh có triệu chứng ảo giác.

Giai đoạn nặng

  • Mất khả năng sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
  • Khả năng ngôn ngữ giảm chỉ còn nói được những cụm từ đơn giản, thậm chí là những từ đơn, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ.
  • Thờ ơ và cảm thấy kiệt sức.
  • Thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống.
  • Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: Nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi, dinh dưỡng….

Những ai có thể mắc Alzheimer?

Người cao tuổi, khoảng 65 tuổi trở lên là những đối tượng dễ mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phát hiện bệnh khi ở độ tuổi 50 – 65. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố sau có khả năng thúc đẩy bệnh phát triển:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Stress, căng thẳng và phiền muộn kéo dài;
  • Cholesterol cao;
  • Hút thuốc;
  • Ít giao tiếp xã hội.

Biến chứng của bệnh

Mất trí nhớ và ngôn ngữ là hậu quả nặng nề mà người bệnh có thể phải đối mặt

Mất trí nhớ và ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi nhận thức khác do hội chứng này gây ra có thể gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh lý khác. Một bệnh nhân Alzheimer có thể:

  • Không thông báo với người khác rằng họ đang bị đau, ví dụ như đau răng, đau tay…
  • Không thể tuân thủ liệu trình điều trị,
  • Không thông báo hoặc mô tả tác dụng phụ của thuốc

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, những thay đổi của não bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng thể chất, chẳng hạn như nuốt, kiểm soát hành vi… Hầu hết bệnh nhân Alzheimer không tử vong do bệnh chính mà thường do các bệnh kèm theo như:

  • Viêm phổi: Đây là tình trạng phổi bị phù nề, nhiễm trùng do việc hít phải các chất nhầy từ dịch dạ dày, hay từ thức ăn… vào phổi hoặc đường hô hấp.
  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Nếu không được điều trị sẽ càng nặng hơn, có thể đe dọa tính mạng.
  • Bị ngã và gặp chấn thương: Bệnh nhân thường sẽ khó để định hướng khoảng cách. Vì vậy nguy cơ bị ngã khi di chuyển và vận động tăng lên. Điều này dẫn đến các trường hợp có thể gãy xương, gặp chấn thương vùng đầu, cổ nặng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết, tụ máu… trường hợp nặng cần lưu viện để phẫu thuật và chăm sóc nội trú.

Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer

Nguyên tắc điều trị bệnh alzheimer

  • Bệnh alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.
  • Kết hợp với các chế độ chăm sóc và chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Điều trị dùng thuốc

Sử dụng các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh và kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng kèm theo:

  • Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm: thuốc kháng cholinesterase (ví dụ: Galantamine, Rivastigmine…), Memantine – là chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate có tác dụng tăng dẫn truyền synap (thuốc này có ít tác dụng phụ hơn thuốc kháng cholinesterase.
  • Các thuốc điều trị triệu chứng: điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần….
  • Điều trị các bệnh kèm theo nếu có: Các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường…. trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu điều trị viêm phổi, chăm sóc hạn chế các vết loét do tì đè…

Chế độ chăm sóc người bệnh

Sự quan tâm của người thân chính là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với người bệnh alzheimer

Người bệnh thường xuyên không thể kiểm soát được hành vi của mình, có khi ở giai đoạn muộn người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân người chăm sóc nên:

  • Luôn theo sát và tạo môi trường sống an toàn tránh các vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Trò chuyện với người bệnh thường xuyên để tạo cảm giác vui vẻ và an toàn, hỗ trợ người bệnh về trí nhớ các việc cần phải làm trong ngày như: Đánh răng, rửa mặt, thay quần áo…
  • Hỗ trợ vận động cho người bệnh: Do người bệnh có thể mất phối hợp vận động nên có thể dễ bị ngã.
  • Đối với người bệnh không thể di chuyển được cần giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên, tránh các bệnh do nằm lâu gây ra.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá.
  • Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, axit folic( vitamin B9)…
  • Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.

Sự quan tâm, yêu thương từ gia đình có lẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất dành cho người bệnh. Vì vậy, hãy dành thời gian cho họ để họ vơi bớt đi sự cô đơn, tủi thân. Đặc biệt, nghi ngờ người thân mắc bệnh, bạn cần đưa họ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thực hiện các bước kiểm tra, chẩn đoán.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]