Barrett thực quản là một tổn thương tiền ung thư của ung thư biểu mô tuyến thực quản, thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết sau nhé!
Barrett thực quản là gì?

Thực quản là một cơ quan hình ống, nối liền giữa miệng và dạ dày. Bệnh Barrett thực quản xảy ra khi các mô bề mặt bình thường của thực quản bị thay thế bởi một mô khác. Loại mô thay thế này có tính chất tương tự như các mô ở bề mặt của ruột. Sự thay đổi mô này được gọi là chuyển sản ruột.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ, và tỉ lệ xảy ra là khoảng 1.6 – 3% dân số. Các bệnh nhân mắc phải tình trạng này phải đối mặt với sự gia tăng nguy cơ xuất hiện ung thư biểu mô tuyến thực quản, một dạng ung thư hiếm gặp.
Những người mang bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trong thời gian dài thường hay mắc phải bệnh Barrett thực quản nhất.
Nguyên nhân bệnh Barrett thực quản
Nguyên nhân chính xác của bệnh Barrett thực quản hiện nay vẫn chưa cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết những người bị Barrett thực quản đều đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong một thời gian dài.
Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn ở trong dạ dày bị trào ngược vào thực quản. Từ đó làm tổn thương mô thực quản. Khi thực quản cố gắng tự chữa lành, nhưng màu sắc và thành phần của tế bào lót thay đổi ở vùng tấp thực quản do bị tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần với axit dạ dày.
Tuy nhiên, một số người bệnh được chẩn đoán Barrett thực quản nhưng chưa bao giờ có triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit. Đối với các trường hợp này các nhà nghiên cứu chưa phát hiện được nguyên nhân gây ra bệnh.
Triệu chứng bệnh
Các triệu chứng và dấu hiệu của Barrett thực quản rất dễ nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Cụ thể:
- Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi, ợ chua gây cảm giác khó chịu, cồn cào.
- Khó nuốt thức ăn, thậm chí người bệnh còn có cảm giác bị nghẹn ở cổ.
- Đau tức ngực, khó thở.
- Đi ngoài ra phân đen, nát.
- Triệu chứng nặng: Nôn ra máu hoặc chất lỏng màu cà phê.
Lưu ý: Không ít người bệnh Barrett thực quản không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì cho đến khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đối tượng dễ mắc Barrett thực quản
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc Barrett thực quản. Tuy nhiên, vẫn có người nguy cơ mắc barrett dạ dày cao hơn so với người bình thường. Đó là nhóm người có hệ tiêu hóa hoạt động kém, lối sống thiếu lành mạnh hoặc những nhóm người sau:
- Người thừa cân, béo phì: Bệnh lý này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với thực quản. Tình trạng dư lượng mỡ làm tăng áp lực trong ổ bụng, ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản, khiến người bệnh dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi tình trạng trào ngược tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây ra bệnh barrett thực quản.
- Người ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo xấu, chiên rán: Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với hệ vi sinh vật thực quản dạ dày. Với người thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm trên sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật. Ngoài ra, việc hấp thu các chất béo xấu từ dầu mỡ khiến cơ thắt dưới thực quản mở ra, dễ gây trào ngược dạ dày. Hai yếu tố này làm gia tăng nguy cơ bị barrett thực quản cao hơn so với người có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Người ăn nhiều socola: Socola là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, tác động tốt đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, phần lớn socola được bán và sử dụng trên thị trường là các loại đã qua chế biến, chứa nhiều chất béo và năng lượng gây khó tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản được khuyên không nên ăn socola để tránh gây áp lực thêm cho hệ tiêu hóa.
- Nằm ngay sau ăn: Nằm ngay sau khi ăn no, đặc biệt là buổi tối sẽ là yếu tố nguy cơ gây bệnh barrett thực quản.
Phòng ngừa bệnh Barrett thực quản
Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo các biện pháp hạn chế mắc chứng Barrett thực quản như sau:
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và tái khám đúng lịch hẹn để có thể theo dõi được sự tiến triển của bệnh. Khi sử dụng thuốc phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Do cân nặng chính là một trong những yếu tố gây chứng Barrett thực quản; người bệnh nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi.
- Hạn chế ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu bia.
- Sau khi ăn không nên nằm ngay, mà đợi ít nhất 3 tiếng sau thì mới được nằm xuống, Đối với những người bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ nên kê cao gối để hạn chế trào axit và thức ăn lên thực quản.
- Thường xuyên tập thể thao và đều đặn.
- Chế độ ăn hợp lý và bồi bổ cơ thể từ đó nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật.
Điều trị bệnh Barrett thực quản
Điều trị bệnh Barrett thực quản phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng bất thường của tế bào tại thực quản và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Không loạn sản
- Nội soi định kỳ để theo dõi sự tiến triển các tế bào trong thực quản. Nếu sinh thiết cho thấy không có loạn sản, thì người bệnh được khuyến cáo nên đi nội soi sau 6 tháng và sau đó thì cứ sau ba năm nếu như không gì thay đổi.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc và thay đổi lối sống có thể làm giảm các triệu chứng của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có lựa chọn thực hiện phẫu thuật để thắt chặt cơ thắt kiểm soát dòng chảy của axit dạ dày lên thực quản.
Loạn sản mức độ thấp
Đối với chứng loạn sản mức độ thấp, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sau 6 tháng quay lại tái khám. Và các lần sau cứ từ 6 đến 12 tháng tiếp tục tái khám. Phương pháp ưu tiên để điều trị giai đoạn này bao gồm:
- Sử dụng máy nội soi để loại bỏ các tế bào bị tổn thương.
- Cắt bỏ u bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation) bằng cách sử dụng nhiệt để loại bỏ mô thực quản bất thường. Biện pháp này có thể được thực hiện ngay sau khi cắt bỏ mô bằng biện pháp nội soi.
- Nếu viêm thực quản nặng thì ban đầu sẽ được nội soi, sau 3-4 tháng tiếp tục nội soi để điều trị giảm axit dạ dày.
Loạn sản bậc cao
Chứng loạn sản bậc cao thường được cho là tiền thân của ung thư thực quản. Vì vậy, bác sĩ có thể cắt bỏ nội soi hoặc cắt u bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation). Các lựa chọn khác để điều trị bao gồm:
- Liệu pháp quang đông (Cryotherapy), sử dụng máy nội soi để áp chất lỏng hoặc khí lạnh lên các tế bào bất thường trong thực quản, sau đó tế bào này được làm ấm lên, rồi tiếp tục đông lạnh một lần nữa. Chu kỳ cứ lặp đi lặp lại như vậy để phá hủy các tế bào bất thường.
- Quang động liệu pháp (Photodynamic therapy) là sự kết hợp một dược phẩm được gọi là chất gây cảm quang (photosensitizer) với một loại ánh sáng thích hợp để diệt các tế bào ung thư.
Trên đây là những thông tin về bệnh Barrett thực quản. Nếu còn cần tư vấn và đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 1984 nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Giãn dây chằng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giãn dây chằng thường xảy ra khi chơi thể thao hay đang lao động nặng. Vậy giãn dây chằng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu về giãn dây chằng Giãn dây chằng là gì? […]

Giãn ống tuyến vú: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giãn ống tuyến vú là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Giãn ống tuyến vú là gì? Giãn ống tuyến vú hay còn gọi là giãn ống dẫn sữa. Đây là một loại bệnh lý về tuyến vú lành tính. […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?
Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Có nên nạo VA cho trẻ không?
Nạo VA thường được chỉ định khi trẻ bị viêm VA tái đi tái lại nhiều lần, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Đây là một phẫu thuật nhỏ, nhanh phục hồi và ít xảy ra biến chứng. Tổng quan về VA VA là gì? VA (Vegetations adenoids) là tế bào của hệ […]