Ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

02/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ghẻ nước là bệnh lý ngoài da gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ghẻ nước là bệnh gì?

Đặc trưng của bệnh ghẻ nước là các tổn thương da dạng mụn nước riêng rẽ, rải rác, nhiều nhất ở vùng da mỏng.

 

Ghẻ nước là bệnh da liễu đặc trưng bởi tình trạng nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da gây ngứa ngáy. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở:

  • Trong đó lòng bàn tay,
  • Bàn chân,
  • Kẽ ngón tay,
  • Ngón chân,
  • Vùng kín… 

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra, ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei hominis là tác nhân chính khiến bệnh kích hoạt. Một cái ghẻ có thể sinh sản ra khoảng 150 triệu ghẻ con chỉ trong vòng 3 tháng. Tốc độ tấn công của cái ghẻ là rất khủng khiếp. Chính vì vậy, bệnh lý sẽ không thể tự khỏi nếu chưa có biện pháp can thiệp điều trị đúng đắn.

Tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra thường kích hoạt phổ biến vào ban đêm. Bởi đây chính là thời gian mà cái ghẻ bò ra khỏi hang để đi tìm ghẻ đực giao phối. Khi cái ghẻ di chuyển, chúng không chỉ gây kích thích các sợi thần kinh trên da mà còn tiết ra độc tố gây ngứa ngáy rất khó chịu.

Con đường lây truyền ghẻ nước

Ghẻ nước có hai đường lây chính như:

Do lây nhiễm trực tiếp: 

Dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như:

  •  Ôm hôn,
  • Chăm sóc,
  • Nắm tay,
  • Quan hệ tình dục,…
  • Hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…

Do môi trường sống: 

Do sống trong môi trường không sạch sẽ, môi trường ẩm mốc cùng với thói quen ở bẩn rất dễ mắc bệnh ghẻ nước.

Dấu hiệu của bệnh ghẻ nước

Sau khi con ghẻ xâm nhập vào da, khoảng 2-3 tuần thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh ghẻ.

Triệu chứng mà bệnh ghẻ nước gây ra cũng tương tự như bệnh tổ đỉa. Vì vậy, điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong nhận biết và phân biệt bệnh. Cần quan sát kỹ những biểu hiện đặc trưng sau để nhận biết bệnh ghẻ nước:

Tình trạng nổi mụn nước:

  • Mụn nước ở bệnh ghẻ nước thường có hình tròn, mọc nông ngay trên bề mặt da. Bên trong có chứa nước trắng. Chúng mọc rải rác nhưng lại có xu hướng lan rộng rất nhanh.
  • Các nốt mụn nước rất dễ bị vỡ. Nhất là khi người bệnh cào gãi hay các nốt mụn ma sát với quần áo.
  • Mụn nước nếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam thường có màu đỏ nhạt. Kích thước có thể bằng hạt đậu tương hay nhỏ hơn. Chúng gây ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Mụn nước thường có xu hướng xuất hiện nhiều. Đồng thời chúng dễ lan rộng sang các vùng da lành lặn xung quanh.
  • Kẽ ngón tay, ngón chân, đùi trong, vùng kín, thắt lưng là những vị trí dễ bị nổi mụn nước. Riêng đối với trẻ em dưới 2 tuổi thì mụn có thể xuất hiện toàn thân.

Triệu chứng ngứa ngáy:

  • Cơn ngứa do bệnh ghẻ nước gây ra thường xuất hiện ở mức độ dữ dội. Nhất là vào ban đêm khi cái ghẻ rời khỏi hang và hoạt động mạnh.
  • Ngứa thường gây ra phản ứng cào gãi. Từ đó khiến tổn thương dễ lan sang vị trí khác. Nhiều trường hợp còn khiến cái ghẻ rơi ra giường chiếu. Điều này làm tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Xuất hiện các rãnh ghẻ:

  • Trên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh ghẻ nước có thể xuất hiện các rãnh ghẻ. Rãnh ghẻ thường dài từ 2 – 4mm. Chúng chính là hệ quả của quá trình ghẻ cái đào hang và đẻ trứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ nước

Tác nhân gây ra ghẻ nước là ký sinh trùng cái ghẻ mang tên Sarcoptes scabiei hominis

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis được cho là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ghẻ nước. Loại ký sinh trùng này còn có tên gọi khác là bọ ve hoặc mạt ngứa.

Thực tế thì ký sinh trùng ghẻ có thể tồn tại khắp mọi nơi. Tuy nhiên mắt thường của con người không thể quan sát được. Bởi chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0.3 – 0.5mm.

Ghẻ đực không có khả năng gây bệnh. Bởi ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Con ghẻ cái sẽ tấn công vào da, đào hang sâu và đẻ trứng. Đặc biệt số lượng sinh sôi nhanh khủng khiếp. Khi hoạt động, chúng sẽ gây nên các kích ứng. Từ đó khiến da bị nổi mụn nước, tổn thương và rất ngứa ngáy khó chịu.

Vệ sinh cá nhân kém:

Đây là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ tấn công và sinh sôi trên da. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhất là ở những người có làn da dầu nhờn, dễ đổ mồ hôi nhưng lại không được làm sạch đúng cách.

Môi trường sống chật chội, đông đúc, ô nhiễm:

Sống trong môi trường có chứa nhiều khói bụi, nấm mốc hay có nguồn nước bị ô nhiễm thì nguy cơ bị ghẻ nước sẽ cao hơn. Ngoài ra, trường học, nhà tù, viện dưỡng lão cũng được cho là những nguồn lây bệnh phổ biến.

Mùa ngập lụt:

Số liệu thống kê chỉ ra rằng, bệnh ghẻ nước thường có nguy cơ cao xuất hiện vào mùa mưa bão. Bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí ẩm sẽ tạo điều kiện cho cái ghẻ sinh sôi nhanh hơn. Các chuyên gia khuyến cáo, sống trong những khu vực dễ bị ngập lụt thì có nhiều khả năng mắc phải bệnh lý này.

Phương pháp chữa ghẻ nước tại nhà

Chữa ghẻ nước bằng thuốc

Chữa trị bệnh ghẻ bằng các loại thuốc là cách chữa nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện nay.

Người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi điều trị ghẻ nước như: 

  • Dung dịch Diethylphtalate (DEP), 
  • Permethrin 5% (Elimite), 
  • Gamma benzene hydrochoride 1% (Lindana) hoặc Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol)…

Người bệnh cần lưu ý chỉ bôi thuốc lên thương tổn, không được bôi lên niêm mạc và bôi vào mắt. Có thể bôi thuốc 1- 2 hoặc 3 lần/ ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ. Và cần phải bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Ngoài thuốc bôi tại chỗ thì bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc dùng toàn thân như vitamin B, vitamin C, histamin… tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân.

Dùng thuốc bôi trị ghẻ nước là phương pháp phổ biến đang được áp dụng

Chữa ghẻ nước bằng mẹo dân gian

Một số biện pháp an toàn, lành tính có thể áp dụng để điều trị ghẻ nước ở nhà có thể kể đến như: 

Vệ sinh da bằng nước muối: 

– Nước muối có tác dụng sát trùng, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và ngứa da… 

– Người bị ghẻ nước có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng để vệ sinh vùng da bị ghẻ nước 2 lần/ ngày. Việc này để giúp giảm ngứa ngáy và sát trùng.

Kết hợp muối tinh với lá bạch đàn: 

– Tinh dầu trong lá bạch đàn có khả năng kháng khuẩn và ức chế cái ghẻ phát triển. Vì thế, khi kết hợp lá bạch đàn với muối tinh sẽ làm tăng công dụng trị ghẻ nước. 

– Bạn lấy 5-7 lá bạch đàn tươi, rửa sạch rồi cho vào cối cùng với muối tinh giã nát rồi đắp lên vùng da bị ghẻ khoảng 10 phút thì rửa sạch lại với nước ấm.

Sử dụng lá trầu không với muối:

– Lá trầu không vẫn được biết đến có công dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Vì thế, bạn có thể kết hợp lá trầu không với muối tinh để chữa ghẻ nước cũng khá tốt. 

– Bạn lấy 5-7 lá trầu không rửa sạch rồi giã nát với 1 ít muối tinh và đắp lên vùng da bị ghẻ 5-10 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm.

Tuy nhiên, những cách chữa ghẻ nước tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm ngứa, giảm sự lây lan của cái ghẻ chứ không điều trị dứt điểm bệnh ghẻ. Vì thể, người bệnh cần kết hợp với cách chữa ghẻ nước bằng thuốc.

Phương pháp phòng ngừa bệnh ghẻ nước

Cần thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa bệnh ghẻ nước:

  • Không dùng hoặc giặt chung đồ dùng với người bệnh.
  • Dùng nước nóng để tiệt trùng đồ dùng, quần áo và sau đó đem phơi ra ngoài trời nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao.
  • Trường hợp không thể giặt hay vệ sinh vật dụng cá nhân được hãy cho chúng vào một chiếc túi rồi buộc kín miệng lại, sau khoảng 7 ngày thì ký sinh trùng sẽ tự chết.
  • Hút sạch bụi, xịt khuẩn bằng cồn trong nhà để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc da hoặc có quan hệ tình dục với người bệnh.
  • Người bệnh tuyệt đối không được gãi ngứa và tránh chạm tay vào các vị trí da bị tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng. Nếu bị ngứa quá thì có thể dùng khăn lạnh chườm lên da để làm giảm cơn ngứa.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và nên dùng nước ấm, cùng các loại xà phòng dịu nhẹ. Khi tắm thì nhớ tránh gãi, chà xát mạnh sẽ khiến mụn nước bị vỡ ra.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng. Người bị ghẻ nước kiêng ăn thực phẩm giàu đạm, chất kích thích, đồ cay nóng, hải sản. Vì chúng dễ làm cơn ngứa trầm trọng hơn. Nên ăn các loại hoa quả giàu vitamin C, rau xanh để bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết.

Trên đây là những thông tin về bệnh ghẻ nước. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh ghẻ nước, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ đặt lịch thăm khám.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]