Rối loạn lưỡng cực: Chẩn đoán và điều trị 

06/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Rối loạn lưỡng cực là bệnh rối loạn tâm thần với những triệu chứng phức tạp. Người bệnh sẽ có sự thay đổi nhất định về tâm lý, với 2 trạng thái cảm xúc đối nghịch là hưng cảm và trầm cảm khó kiểm soát được. Cùng tìm hiểu thêm về chứng rối loạn lưỡng cực tại bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu khái quát về chứng rối loạn lưỡng cực 

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là những bệnh lý khiến cho người bệnh bị biến đổi cảm xúc thất thường, khó kiểm soát được cảm xúc. 

Như đã đề cập ở trên, theo chuyên gia lý giải, đây là dạng rối loạn tâm thần đặc trứng với 2 giai đoạn: Trầm cảm và hưng cảm. Ví dụ, bệnh nhân có thể ngay lập tức chuyển từ cảm xúc hưng phấn, vui vẻ sang đau khổ, buồn bực xen kẽ, theo chu kỳ. 

Tùy vào từng tình trạng mà cơn phát bệnh sẽ có tần suất và số lượng khác nhau. 

Rối loạn lưỡng cực là những bệnh lý khiến cho người bệnh bị biến đổi cảm xúc thất thường, khó kiểm soát được cảm xúc. 
Rối loạn lưỡng cực là những bệnh lý khiến cho người bệnh bị biến đổi cảm xúc thất thường, khó kiểm soát được cảm xúc.

Nhận biết rối loạn lưỡng cực qua 2 giai đoạn điển hình 

Các triệu chứng của bệnh chủ yếu được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện như: 

Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực ở giai đoạn hưng cảm 

Giai đoạn này thường có dấu hiệu điển hình với sự phấn khích, hào hứng quá mức, khiến cho mọi cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của người bệnh cũng thay đổi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho người bệnh có thể cười trong cả tình huống cần khóc, hoặc có thể thực hiện những hành vi bốc đồng, gây hại cho bản thân và cả những người xung quanh.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn hưng cảm như: 

– Dư thừa năng lượng, tâm trạng luôn phấn khởi hoặc vui vẻ quá mức.

– Sự vui vẻ này không rõ nguyên nhân, ngay cả khi trong những tình huống buồn bã. 

– Lạc quan, hoạt báo, đứng ngồi không yên và không ngừng hoạt động để tiêu hao năng lượng. 

– Những suy nghĩ và hành động của người bệnh luôn diễn ra rất nhanh.

– Bị rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường ngủ rất ít chỉ khoảng 3h/ngày. 

– Có những suy nghĩ và hành vi bốc đồng như: Tiêu xài quá mức phong phú, đầu tư quá nhiều tiền để làm ăn, dễ bị kích động, thường la hét và có xu hướng bạo lực để thể hiện sự không hài lòng. 

– Nhu cầu tình dục tăng cao đột ngột. Có thể làm ra hành vi quá khích, thân mật hoặc thậm chí là tấn công với đối đối tượng thầm mến. 

– Đột ngột làm việc, học tập với công suất cao mà không bị mệt mỏi. 

– Luôn cảm thấy bản thân có thể làm được nhiều việc cùng lúc, khó tập trung vào 1 vấn đề. 

Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực ở giai đoạn trầm cảm 

Trái ngược với giai đoạn hưng cảm, ở giai đoạn trầm cảm, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng như u buồn nghiêm trọng, mất đi hứng thú trong mọi việc. Kể cả với những sự kiện vui vẻ, người bệnh cũng có tâm trạng buồn bã, u uất, tiêu cực. 

Một số triệu chứng điển hình ở trong giai đoạn này bao gồm: 

– Luôn có cảm giác tuyệt vọng, u uất, buồn bã, mệt mỏi. 

– Không muốn giao tiếp, nói chuyện với ai. Chỉ muốn ở một mình, tự cô lập bản thân với môi trường và mọi người xung quanh. 

– Bị giảm năng lượng, không có động lực để làm gì, thậm chí là những việc đơn giản nhất. 

– Trở nên khó tập trung, hay lơ đãng, giảm hiệu suất học tập và làm việc. 

– Gặp những vấn đề liên quan đến giấc ngủ, có xu hướng ngủ nhiều hơn nhưng người vẫn bị uể oải, giấc ngủ sâu và có thể gặp ác mộng thường xuyên. 

– Luôn trong trạng thái tinh thần lo lắng, trống rỗng mà không rõ nguyên nhân. 

– Ăn không ngon, hoặc nạp nhiều thức ăn quá mức khiến cho trọng lượng cơ thể thay đổi nhanh. 

– Khả năng ghi nhớ trở nên kém dần, khó đưa ra quyết định quan trọng. 

– Bản thân dễ trở nên cáu gắt, bức bối và khó chịu cả với những người xung quanh. 

– Suy giảm ham muốn tình dục, có động thái bỏ bê/không quan tâm đến vợ/chồng. 

– Xu hướng tìm đến rượu bia hay thậm chí là chất kích thích để giải tỏa cảm xúc. 

Người bệnh luôn có cảm giác tuyệt vọng, u uất, buồn bã, mệt mỏi. 
Người bệnh luôn có cảm giác tuyệt vọng, u uất, buồn bã, mệt mỏi.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh lý này 

Trên thực tế, các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, dựa trên mối liên kết với nhiều yếu tố trong não bộ và bên ngoài môi trường, người ta xác định một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng này bao gồm:

– Do cấu trúc và hoạt động chức năng của não: Người bệnh có cấu trúc não bộ với những điểm khác nhau sẽ có tinh thần khỏe mạnh hoặc mắc các dạng rối loạn tâm thần khác. 

– Do tiền sử gia đình: Thống kê cho thấy nếu như những người trong gia đình bị rối loạn lưỡng cực thì khả năng cao con cái/người thân cũng sẽ bị mắc bệnh. 

– Do những tác động từ bên ngoài như: Sang chấn tâm lý, stress kéo dài, lạm dụng chất kích thích, bạo lực…

– Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh gây thiếu hụt, mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, serotonin và noradrenalin. 

– Do những yếu tố bệnh lý như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tiểu đường, một số bệnh mạn tính khác… 

Cách chẩn đoán tình trạng rối loạn như thế nào? 

Có thể chẩn đoán rối loạn lưỡng cực dựa trên một số biện pháp như: 

– Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành đánh giá dựa trên 3 tiêu chí là giai đoạn hưng cảm – hưng cảm nhẹ và giai đoạn trầm cảm. 

– Biểu đồ tâm trạng: Người bệnh có thể được yêu cầu cung cấp thông tin ghi chép hàng ngày về tâm trạng, cách ngủ hoặc những yếu tố khác. 

Nhìn chung, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường không tự nhận thức được mức độ bất ổn của cảm xúc gây ảnh hưởng đến cuộc sống, do đó họ thường có tâm lý trốn tránh đến gặp bác sĩ. 

Đừng quên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đừng quên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu như bạn có bất cứ triệu chứng trầm cảm hay hưng cảm kéo dài thì hãy đến khám với bác sĩ tâm thần để nhận được sự trợ giúp kịp thời. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]