Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

16/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sau khi sinh khoảng 5 – 15 ngày, dây rốn của trẻ sẽ dần khô đi và rụng khỏi cơ thể. Sau đó 7 -10 ngày thì rốn của trẻ sẽ lành lại hoàn toàn. Quá trình này diễn ra như thế nào và ba mẹ cần lưu ý gì trong chăm sóc dây rốn ở trẻ? Xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết bên dưới!

Chức năng của dây rốn

Dây rốn là bộ phận gắn kết giữa mẹ và thai nhi, kéo dài từ lỗ mở trong dạ dày của thai nhi đến nhau thai trong bụng mẹ với chiều dài trung bình khoảng 50cm.

Dây rốn được tạo thành từ một tĩnh mạch và hai động mạch, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu của thai nhi và mang máu, sản phẩm thải từ thai nhi trở lại nhau thai. Các mạch máu này được bảo vệ bởi một lớp sáp (thạch Wharton). 

Khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn để tách rời bé và mẹ.

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Cắt dây rốn 

Ngay khi trẻ vừa ra đời, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện thao tác để cắt dây rốn nối mẹ và bé:

– Kẹp dây rốn bằng kẹp nhựa với khoảng cách tính từ rốn của bé là 3 – 4cm.

– Kẹp đầy còn lại của dây rốn (gần về phía nhau thai) bằng một chiếc kẹp khác.

– Cắt dây rốn (phần giữa hai kẹp) và để lại một đoạn gốc 2 – 3cm trên bụng của trẻ. Việc này không gây đau đớn cho mẹ và bé bởi dây rốn không có dây thần kinh.

Quá trình rụng rốn

Ban đầu, sau khi cắt, dây rốn của trẻ có màu vàng, sáng bóng và sẽ khô dần theo thời gian. Sau khoảng 5 – 15 ngày (tùy cơ địa từng trẻ), dây rốn chuyển dần sang màu nâu, xám hoặc xanh và khô dần, chuyển thành màu đen và rụng đi.

Sau khi rụng dây rốn, trẻ cần khoảng 7 – 10 ngày để rốn có thể lành hoàn toàn. Trong thời gian này, ba mẹ cần giữ cho rốn của trẻ được sạch sẽ, khô ráo để tránh bị nhiễm trùng.

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh
Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần kiểm tra rốn của trẻ thường xuyên và đưa bé đến cơ sở y tế nếu con có các dấu hiệu nhiễm trùng như:

– Đầu dây rốn có máu

– Rốn xuất hiện chất dịch màu vàng hoặc trắng

– Quanh dây rốn bị sưng, đỏ

– Trẻ bị đau vùng quanh dây rốn, khóc khi bố mẹ chạm vào rốn và vùng quanh rốn.

Hiện tượng sau khi rụng rốn ở trẻ

Sau khi rụng rốn, vùng rốn của trẻ có thể xuất hiện một vài giọt máu hoặc dịch lỏng màu vàng. Ba mẹ không cần lo lắng bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu xuất hiện nhiều, ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe.

Một số trường hợp đặc biệt, thời gian rụng rốn của trẻ có thể kéo dài lên tới trên 3 tuần. Ba mẹ không cần lo lắng nếu rốn của con vẫn khô ráo và không có dấu hiệu bất thường.

Nếu rốn không rụng sau khi trẻ được 6 tuần hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng, sốt, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Để quá trình rụng rốn ở trẻ diễn ra an toàn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ba mẹ cần chăm sóc cho bé cẩn thận, đúng cách:

Vệ sinh vùng rốn cho con

Ba mẹ thực hiện vệ sinh rốn cho bé 1 lần/ngày theo quy trình:

– Ba mẹ rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch để diệt khuẩn.

– Dùng tăm bông vô khuẩn đã thấm nước muối sinh lý để vệ sinh rốn cho con theo trình tự: lau từ chân rốn lên cuống rốn – lau vòng quanh rốn ở điểm tiếp xúc với da bụng – lau vùng da quanh rốn. Ở mỗi vị trí, ba mẹ dùng một tăm bông riêng biệt và dùng que bông mới khi sát trùng.

– Dùng bông vô khuẩn để lau khô rốn cho trẻ.

– Để rốn của trẻ được khô thoáng rồi mới cho con mặc quần áo hay đóng bỉm. Trong đó, ba mẹ lưu ý đóng bỉm thấp, ở dưới rốn để giữ cho rốn của con luôn được khô thoáng, tránh nước tiểu và phân tràn lên rốn.

Ba mẹ cần giữ cho rốn của trẻ luôn khô ráo
Ba mẹ cần giữ cho rốn của trẻ luôn khô ráo

Tắm cho con

Trong thời gian chờ cuống rốn rụng, ba mẹ vẫn hoàn toàn có thể cho trẻ tắm hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ngâm người trẻ vào nước và giữ cuống rốn được khô ráo.

Nếu cuống rốn của trẻ không may bị ướt, ba mẹ sử dụng tăm bông hoặc khăn mềm để lau khô.

Nếu rốn của trẻ bị bẩn do đi tiêu hoặc do tác động ngoại cảnh, ba mẹ làm sạch cuống rốn nhẹ nhàng bằng nước, vệ sinh bằng nước muối sinh lý rồi lau khô cho con.

Lưu ý khi mặc quần áo cho con

Để cuống rốn của trẻ nhanh khô và rụng đi, ba mẹ cần giữ cho rốn của con được tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, khi mặc quần áo hay quấn tã, đóng bỉm cho bé, ba mẹ lưu ý để tã, quần áo, bỉm ở dưới rốn của con.

Để cuống rốn rụng tự nhiên

Thời gian rụng rốn trung bình ở trẻ sơ sinh là 5 – 15 ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mà khoảng thời gian này có thể thay đổi. Nếu sau một thời gian mà cuống rốn của trẻ chưa rụng, không có dấu hiệu bất thường, ba mẹ hãy kiên nhẫn tiếp tục chờ đợi, đừng quá sốt ruột. Tuyệt đối không được tác động khiến cuống rốn của trẻ bị rụng mà không phải tự rụng.

Chăm sóc rốn của trẻ trong những ngày đầu đời, ba mẹ lưu ý đưa con đến cơ sở y tế nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như:

– Chảy dịch mủ hoặc chảy nhiều máu

– Có mùi hôi

– Da quanh rốn sưng đỏ

– Trẻ bỏ bú, sốt cao

– Sau rụng rốn, lỗ rốn xuất hiện các hạt màu đỏ (u hạt rốn) hoặc chảy máu kéo dài hơn 1 tuần.

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc bé những ngày đầu đời. Liên hệ ngay với DoLife nếu ba mẹ có thắc mắc hay cần hỗ trợ nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]