Nốt ruồi ác tính: Cách nhận biết!

15/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Theo chuyên gia, đa phần nốt ruồi trên da đều lành tính, là sự tập trung của những yếu tố làm tăng sắc tố da. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nốt ruồi ác tính có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da – loại ung thư phổ biến hiện nay. 

Khái niệm nốt ruồi 

Hầu như trên cơ thể chúng ta ai cũng có ít nhất 1 nốt ruồi, tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc về những nốt ruồi ở trên da hay chưa? 

Nốt ruồi đơn giản là sự tập trung của các tế bào sắc tố (melanocyte) ở trên da chúng ta. Bên cạnh đó, cũng có một số giả thuyết cho rằng nốt ruồi có liên quan đến di truyền hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Nốt ruồi mắc phải có kích thước lớn hơn milimet có thể được xem là nốt ruồi ác tính.
Nốt ruồi mắc phải có kích thước lớn hơn 6mm có thể được xem là nốt ruồi ác tính.

Các loại nốt ruồi thường xuất hiện trên cơ thể từ lúc mới sinh. Chúng có sự đa dạng về hình dạng, kích thước cũng như màu sắc. Một số nốt thường có màu nâu hoặc màu đỏ/hồng. Đa số những loại nốt chỉ có kích thước nhỏ khoảng vài milimet, một số nốt có kích thước to vài centimet sẽ được gọi là vết bớt. Nốt ruồi được chia làm 2 loại: Nốt ruồi bẩm sinh và nốt ruồi mắc phải

Nốt ruồi bẩm sinh

Hầu hết nốt ruồi bẩm sinh có kích thước nhỏ đều lành tính. Do đó, khi nhận thấy nốt ruồi có sự thay đổi về mặt kích thước, hình dạng và màu sắc so với thời điểm ban đầu, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nốt ruồi mắc phải

Những nốt ruồi này thường xuất hiện sau khi sinh ra, hay còn được gọi là nốt ruồi mới. Nốt ruồi mới có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đồng thời cũng có sự đa dạng về hình dạng, kích thước hoặc màu sắc.

Nốt ruồi mới có hình tròn hoặc hình oval. Bề mặt của nốt mới mọc ở trên da có thể trơn láng, gồ ghề hoặc thậm chí mọc lông ở trên. Với những người có màu sắc da sáng, người da trắng thường dễ mọc nốt ruồi mới hơn. Các nốt mới mọc có thể lành tính hoặc ác tính, nhưng nếu trên cơ thể xuất hiện khoảng 50 nốt ruồi mới thì khả năng cao bạn đã bị ung thư.

Dấu hiệu nào để nhận biết nốt ruồi ác tính 

Các bác sĩ da liễu dựa vào quy luật ABCDE nhằm xác định nốt ruồi ác tính hay lành tính

Quy luật A (Asymmetrical Shape) 

Hình dạng nốt ruồi là yếu tố đầu tiên cần quan tâm. Khi chia nốt ruồi làm 2 phần, dễ nhận thấy nửa bên nốt ruồi có thể khác với nửa còn lại. 

Điều này sẽ xảy ra khi các tế bào ung thư da phát triển nhanh hơn so với tế bào melanocytes, từ đó khiến nốt ruồi có hình dạng bất thường.

Quy luật B (Border) 

Quy luật B nhận biết thông qua đường viền của nốt ruồi. Với nốt ruồi bình thường, sẽ có đường viền rõ ràng so với vùng da ở xung quanh.

Tuy nhiên, nếu đường viền của một số nốt ruồi có hình vỏ sò, hoặc không rõ viền thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nốt ruồi ác tính. Bên cạnh đó, đường viền của nốt ruồi không rõ hoặc rách cạnh sẽ là dấu hiệu của sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát gây ung thư da. 

Quy luật C (Color) 

Màu sắc của nốt ruồi là một trong những yếu tố quan trọng để phân loại nốt ruồi lành tính hay ác tính. Theo chuyên gia, nốt ruồi có thể có nhiều sắc độ khác nhau, nhưng vẫn có sự đồng nhất về màu sắc nốt ruồi. Trong khi đó, đặc điểm nhận dạng nốt ruồi ác tính là những nốt ruồi có sự pha trộn về màu sắc, có thể xuất hiện màu trắng, đen, đỏ, hay thậm chí là màu xanh dương. 

Một số loại nốt ruồi màu hồng/đỏ (hay có thể gọi là nốt ruồi son).
Một số loại nốt ruồi màu hồng/đỏ (hay có thể gọi là nốt ruồi son).

Quy luật D (Diameter) 

Với nốt ruồi bình thường, kích thước sẽ dưới 6mm hoặc thậm chí nhỏ hơn. Trong những trường hợp đường kính của nốt ruồi lớn hơn 6mm, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ da liễu để kiểm tra đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nốt ruồi ác tính hay không.

Quy luật E (Evolving) 

Đây sẽ là quy luật để xem xét sự phát triển của nốt ruồi. Thông thường, nốt ruồi sẽ giữ nguyên hình dạng và kích thước. 

Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy một số nốt ruồi phát triển, hoặc có sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc hay chiều cao. Đặc biệt, nếu như một phần hoặc toàn bộ của nốt ruồi chuyển sang đen, bạn nên kiểm tra xem đây có phải dấu hiệu sớm của nốt ruồi ung thư hay không.

Cách tự kiểm tra nốt ruồi ác tính tại nhà 

Kiểm tra cơ thể là cách thường xuyên để giúp phát hiện sớm những nốt ruồi bất thường. Lưu ý, khi kiểm tra, bạn cần chú ý các nốt ruồi mới mọc lẫn nốt ruồi bẩm sinh. Đối với nốt ruồi bẩm sinh, bất cứ những sự thay đổi về hình dạng, màu sắc hay kích thước đều cần phải lưu ý. Đối với nốt ruồi mới mọc, cần chú ý kỹ hơn. Khi đó, chúng ta cần kiểm tra theo thứ tự ABCDE để đánh giá xem có phải ác tính hay không.

Khi nào nên kiểm tra với bác sĩ về nốt ruồi ác tính? 

Như đã đề cập, một nửa trường hợp nốt ruồi ác tính thường là nốt ruồi mới mọc. Do đó, khi phát hiện có nốt ruồi mới xuất hiện, đặc biệt là ở người lớn tuổi thì cần thăm khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa. Nếu như nốt ruồi của bạn có nguy cơ ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm cũng như chế độ theo dõi phù hợp. 

Đối với nốt ruồi bẩm sinh thường lành tính. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nốt ruồi có sự thay đổi bất thường về hình dạng, kích thước hay màu sắc thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra những xét nghiệm cũng như chế độ theo dõi phù hợp. 

Trường hợp phát hiện sớm nốt ruồi ác tính thì khả năng bạn điều trị thành công là vô cùng cao. Do đó, bạn cần có thói quen tự khám thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Lưu ý tự kiểm tra cơ thể thường xuyên theo thứ tự ABCDE sẽ giúp bạn sớm phát hiện những bệnh lý ác tính, đừng quên kiểm tra những nốt ruồi bẩm sinh. 

Đừng quên kiểm tra với bác sĩ da liễu bạn nhé!
Đừng quên kiểm tra với bác sĩ da liễu bạn nhé!

Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã hiểu về khái niệm nốt ruồi ác tính. Nhìn chung, để có thể đánh giá về tính chất của nốt ruồi một cách chính xác, bạn nên đến thăm khám với những bác sĩ có chuyên môn cao. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]