Nổi hạch ở tay và chân là dấu hiệu của bệnh gì?

21/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nổi hạch ở tay và chân là biểu hiện của bệnh gì và có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nổi hạch ở tay và chân là gì?

Nổi hạch ở tay chân là tình trạng không hiếm gặp. Tình trạng nổi hạch ở tay và chân dùng để mô tả một khối sưng, u, nốt hoặc vùng sưng tấy cục bộ trên cánh tay và chân. Các cục u này có thể do bất kỳ tình trạng nào gây ra như: 

  • Nhiễm trùng, 
  • Viêm, 
  • Ung thư 
  • Chấn thương. 

Bên cạnh lòng bàn tay, nhiều người cũng có thể gặp tình trạng nổi hạch ở bắp tay, bắp chân.

Thông thường mọi người hay gọi nổi hạch ở tay và chân chỉ tình trạng khối u hoặc sưng bất thường

Triệu chứng nổi hạch ở tay và chân

Khối hạch u/ sưng bất thường có thể là:

  • Đơn lẻ hoặc nhiều khối tập hợp
  • Sờ mềm hoặc chắc
  • Đau hoặc không đau
  • Chúng cũng có thể phát triển nhanh chóng hoặc có thể không thay đổi về kích thước.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng đi kèm với khối sưng bất thường này có thể là:

  • Chảy máu hoặc bầm tím.
  • Biến dạng các vùng khớp.
  • Có mủ hoặc không.
  • Sốt.
  • Xuất hiện kèm các cục u khác trên cơ thể.
  • Yếu cơ.
  • Sưng đau ở khớp khác.
  • Giảm cân.

Nguyên nhân nổi hạch ở tay, chân

Trong hầu hết các trường hợp, nổi hạch ở tay, chân không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân làm nổi hạch ở tay, chân có thể do:

Nổi hạch do chấn thương

Các chấn thương ở tay có thể dẫn đến nổi u cục. Với nguyên nhân này, triệu chứng đi kèm có thể gồm gãy xương, tụ máu, chấn thương phần mềm.

Do côn trùng đốt

Đôi khi nổi u cục đơn giản chỉ là do côn trùng cắn hoặc đốt. Các chất độc của côn trùng sẽ khiến sưng viêm tạm thời tại vị trí đốt. Trong trường hợp này, triệu chứng đi kèm thường là cảm giác ngứa hoặc đau nhức tại vị trí sưng.

Hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch ở tay và chân như mọi người mô tả là không quá nghiêm trọng

Nổi hạch ở tay do tình trạng viêm bên trong cơ thể

Một số tình trạng viêm trong cơ thể cũng có thể dẫn đến bàn tay hoặc ngón tay nổi cục u không đau hoặc có đau như:

  • Hồng ban nút hay một dạng rối loạn dẫn đến hình thành các khối u cục dưới bề mặt da, có màu đỏ và mềm.
  • Viêm khớp do tích tụ acid uric trong khớp hay còn gọi là bệnh gout đặc trưng bởi những u cục sưng đỏ và đau. Với người bệnh gout, u cục thường nổi nhiều ở các khớp bàn chân, khớp ngón tay, cổ tay.
  • Viêm xương khớp do sụn đệm ở các khớp bị mòn gây thoái hóa khớp. Triệu chứng kèm theo là nổi u cục sưng đau ở các khớp.
  • Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng tự miễn hay rối loạn tự miễn dịch như: Viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,… cũng dẫn đến hình thành các khối u cục ở tay người bệnh.

Do viêm nhiễm tại chỗ

Nổi hạch ở tay cũng có thể do tình trạng viêm nhiễm tại chỗ dẫn đến việc hình thành nhọt, áp xe. Nhiễm trùng da và các mô bên dưới gây viêm mô tế bào. Nhiễm trùng xương gây viêm tủy xương. Nhiễm virus Papilloma sẽ hình thành mụn cóc.

Nổi hạch ở tay, chân do các khối u lành tính

Nổi hạch ở tay, chân nhiều khi cũng do sự hình thành của các khối u lành tính. Điển hình như:

  • U nang bao hoạt dịch là dạng khối u lành tính xuất hiện quanh khớp. Đặc biệt là ở trên bàn tay hoặc mặt sau cổ tay, cổ chân. Khối u nang hoạt dịch có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Các u nang này phát triển ra khỏi bao gân, lớn dần lên và bên trong chứa nhiều dịch. U nang bao hoạt dịch có thể xuất hiện và tự biến mất, thường không đau, kích thước sẽ thay đổi. Nếu u chèn lên gây thần kinh có thể gây tê, đau hoặc yếu cơ tại vùng xung quanh. Khi u có kích thước lớn có thể làm vướng và ảnh hưởng đến hoạt động của cổ tay, cổ chân.
  • U tế bào khổng lồ của bao gân cũng là dạng u lành tính không lây lan. Các u này phát triển chậm trong lớp bao gân, thường không gây đau.
  • Nang biểu bì là những nang chứa đầy dịch vàng keratin được hình thành do sự kích ứng hoặc tổn thương da, tổn thương nang lông. Nếu các nang này bị viêm nhiễm có thể gây sưng đau.

Nổi u cục ở tay do khối u ác tính

Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Nổi hạch ở tay do u ác tính, các hạch thường phát triển nhanh về kích thước và có hình dạng bất thường. Các nốt u cục có thể gây đau đớn. 

Nguyên nhân hình thành hạch trong trường hợp này có thể là:

  • Ung thư da, 
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy, 
  • Ung thư tế bào hắc tố, 
  • Ung thư mô mềm, 
  • Ung thư hệ bạch huyết hay các loại sarcom,…

Một số nguyên nhân khác

Cổ tay Boss

Đây là tình trạng xương cổ tay phát triển quá mức. Bạn có thể sờ thấy vết sưng cứng ở mặt sau của cổ tay. Đôi khi có thể bị nhầm với u nang bao hoạt dịch.

Cổ tay Boss có thể gây đau đớn như viêm khớp, đặc biệt lúc tăng hoạt động. Bạn có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế cử động cổ tay.

Hội chứng ngón tay bật

Hội chứng này ảnh hưởng đến các gân cơ gấp của bàn tay, gây sưng tấy. Trong hội chứng này, gân ở phía lòng bàn tay của ngón tay có thể bị mắc vào vỏ bao gân, cản trở cử động. Đôi khi có thể xuất hiện cục u nhỏ ở gốc của ngón tay bị ảnh hưởng. Sự hiện diện của cục u càng khiến ngón tay của bạn bị kẹt ở vị trí uốn cong và trầm trọng hơn.

Chứng co cứng Dupuytren

Chứng co cứng này xảy ra khi mô lòng bàn tay dày lên. Gây ảnh hưởng đến các ngón tay. Lúc này bạn có thể nhận thấy các vết rỗ và cục xơ cứng ở lòng bàn tay. Dù không gây đau đớn nhưng chúng thường khiến ta khó chịu. Khi các sợi mô càng dày hơn có thể khiến ngón tay bị cong vào trong.

Nổi hạch ở tay, chân có nguy hiểm không?

Đa phần nguyên nhân gây ra các khối u này là lành tính và ít gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan. Nếu để lâu, một số bệnh lý nguyên nhân sẽ trở nên trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp cục u nổi lên này là ác tính thì có thể đe dọa đến tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu như tình trạng nổi hạch ở tay chân kéo dài

Bất cứ khi nào bạn phát hiện thấy tình trạng khối u lạ, bất thường trên tay chân, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều này sẽ giúp bạn được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nếu bạn gặp các triệu chứng sau, phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Khối sưng hay cục u lớn nhanh.
  • Đi kèm với sưng đau nhiều.
  • Tê, ngứa ran, yếu cơ.
  • Xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng.
  • Khối sưng/u nằm ở vị trí dễ bị kích thích.
  • Tay chân lạnh.
  • Sốt cao.
  • Gãy hoặc biến dạng chi rõ ràng.
  • Đau không kiểm soát.
  • Chảy máu không kiểm soát.

Cách phòng ngừa nổi hạch ở tay và chân

Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra hãy lưu ý một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các bất thường cơ thể.
  • Duy trì lối sống khỏe mạnh và chế độ sinh hoạt cân bằng.
  • Hạn chế các hoạt động gây va đập, chấn thương tay chân.
  • Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi hạch ở tay, chân. Nếu có những biểu hiện bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn từ chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]