Nổi hạch dưới hàm: Nguy hiểm hay không? 

15/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nổi hạch dưới hàm có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý, trong đó có bệnh ung thư vòm họng. Bởi vậy, ngay khi gặp phải tình trạng này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Những đặc điểm của hiện tượng nổi hạch dưới hàm 

Hạch có thể ở khắp các vị trí trên cơ thể như bẹn, nách, xương đòn và cả ở dưới hàm. Do đó, khi bị viêm hoặc sưng, hạch mới xuất hiện và nổi rõ, khi sờ tay vào có thể cảm nhận được. Còn đối với hạch bình thường, bạn có thể sờ vào không thấy. Để phân biệt hạch ác tính hay hạch lành tính, bạn cần dựa vào vị trí, kích thước cũng như tính chất của hạch. Những loại hạch lành tính thường có kích thước nhỏ và không gây đau đớn. 

Đối với tình trạng nổi hạch ở dưới hàm do viêm họng, viêm amidan… Khi sờ tay vào có thể phát hiện hạch, tuy nhiên khi khỏi bệnh, hạch hết đau và không cảm nhận được. Còn đối với trường hợp bình thường khi sờ sẽ không thấy hạch. Để phân biệt được hạch ác tính hay hạch lành tính, bạn cần dựa vào các yếu tố vị trí, kích thước cũng như tính chất hạch. 

Nổi hạch dưới hàm có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh lý, trong đó có ung thư ác tính.
Nổi hạch dưới hàm có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh lý, trong đó có ung thư ác tính.

Một số bệnh lý gây nổi hạch ở dưới hàm

Nổi hạch ở dưới hàm có thể do nhiều nguyên nhân và bệnh lý gây ra. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là 2 trong số nhiều nguyên nhân chính gây nổi hạch ở dưới hàm: 

Bệnh lý viêm nhiễm trùng hạch 

Với trường hợp này, hạch sẽ thuộc dạng lành tính. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng không đặc hiệu (có thể là do tác nhân như vi trùng hay virus gây ra) hoặc loại nhiễm trùng đặc biệt (tác nhân do vi trùng lao gây ra). Hạch thường có đặc điểm là nhỏ, kích thước trung bình và thường gây cảm giác đau đớn. Sau khi điều trị khỏi, hạch sẽ nhỏ dần và lúc này người bệnh không còn cảm giác đau nữa. 

Một số bệnh lý gây viêm hoặc nhiễm trùng hạch có thể bao gồm viêm amidan hoặc viêm họng. Đây là tình trạng nổi hạch ở dưới hàm mà không quá lo ngại, chỉ cần điều trị khỏi bệnh là hạch sẽ dần trở về trạng thái bình thường. 

Bệnh lý ác tính (như ung thư) 

Nếu như xuất hiện tình trạng nổi hạch ở dưới hàm bất thường, trước đó bạn có thể không có. Hạch thường to, cứng, đứng yên không di chuyển được và thường dính vào những cơ quan khác. Nếu như để lâu, không phát hiện sớm thì hạch sẽ bị tăng kích thước, xâm lấn các cơ quan xung quanh và từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Nguyên nhân là bởi ung thư nguyên phát, thường bắt nguồn từ tế bào lympho, hoặc trường hợp khác do ung thư di căn, tế bào ung thư tồn tại ở các cơ quan khác nhưng di căn đến hạch. Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm và bắt buộc phải được cấp cứu chuyên khoa. 

Một số triệu chứng của ung thư bạn cần để ý

Trường hợp nổi hạch vừa xuất hiện những triệu chứng sau, bạn cần hết sức cảnh giác bởi đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư.

Giọng nói đột nhiên bị thay đổi 

Đây là dấu hiệu của bệnh lý viêm nhiễm có liên quan đến dây thanh quản. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài kèm theo triệu chứng khàn tiếng, khó chịu khi nuốt hoặc khi dùng thuốc viêm họng nhưng không cải thiện, bạn cần hết sức cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh ung thư. 

Dấu hiệu đau họng

Đau họng thông thường chỉ đơn giản là dấu hiệu của bệnh viêm họng. Tuy nhiên, nếu như đau họng nổi hạch ở 2 bên hàm kéo dài thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Dấu hiệu thở khò khè

Thở khò khè là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ung thư vòm họng. Bởi vì khi mắc bệnh này, đường thở sẽ bị hẹp khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi thở. 

Dấu hiệu ho mạn tính

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng này, bác sĩ sẽ cần kiểm tra chuyên sâu để xác định xem có phải ung thư vòm họng hay bệnh lý viêm nhiễm thông thường. 

Bệnh nhân thường phải chịu đựng cơn ho khó dứt.
Bệnh nhân thường phải chịu đựng cơn ho khó dứt.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng nổi hạch dưới hàm

Chẩn đoán nổi hạch dưới hàm

Nếu như nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản hoặc đường tiêu hóa. Thậm chí, trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ phải rạch một chút da ở cổ nơi hạch nối để lấy ít mô của hạch đem thử. Xét nghiệm này có tên là sinh thiết hạch. 

Nhìn chung, hạch ở dưới hàm có thể là dấu hiệu viêm nhiễm thông thường, tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ác tính. Nếu muốn biết chính xác tình trạng hạch, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và được lên phác đồ điều trị kịp thời. 

Điều trị tình trạch hạch ở dưới hàm như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trước tiên bạn cần thăm khám lâm sàng với bác sĩ và chẩn đoán những ổ viêm lân cận, cấy dịch, mủ cũng như chất bã đậu từ hạch. Trường hợp hạch lành tính, bạn chỉ cần sử dụng một số loại thuốc có tác dụng bỏ vi khuẩn và tác nhân gây bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Qua thời gian, hạch sẽ biến mất. 

Bên cạnh đó, nếu như bị nổi hạch không phải do bệnh lý, trước khi bị sưng hạch ở dưới hàm, bạn hãy sử dụng miếng gạc để làm giảm đau tạm thời cho tới khi cơ thể chống lại nhiễm trùng thành công.  

Nhìn chung, nổi hạch dưới hàm có khả năng là hạch ung thư.
Nhìn chung, nổi hạch dưới hàm có khả năng là hạch ung thư.

Nhìn chung, nổi hạch dưới hàm có khả năng là hạch ung thư, bạn cần tầm soát khối u bằng máy nội soi hoặc phương pháp xét nghiệm sinh thiết hạch.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]