Nhiễu loạn cảm xúc là tình trạng người bệnh khóc, cười không đúng hoàn cảnh. Căn bệnh này có nguy hiểm không? Biểu hiện và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhiễu loạn cảm xúc là gì?
Nhiễu loạn cảm xúc hay còn có tên khoa học là Pseudobulbar Affect (PBA). Đây là một tình trạng rối loạn thần kinh với đặc trưng là sự phát triển giai đoạn khóc cười không thích hợp, không kiểm soát. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người bị thần kinh hoặc gặp các chấn thương về não bộ. Từ đó làm con người mất khả năng kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt nó sẽ phổ biến hơn ở những người còn sống sót sau những cơn đột quỵ hoặc những người có tiền sử bị mất trí nhớ, chấn thương não, đa xơ cứng, bệnh Lou Gehrig (ALS).
Những người bị nhiễu loạn cảm xúc vẫn sẽ trải qua những cảm xúc bình thường. Tuy nhiên có đôi lúc họ sẽ thể hiện chúng một cách quá mức hoặc không phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Vì vậy, nhiễm loạn cảm xúc khiến cuộc sống và công việc của người bệnh trở nên rối loạn và ảnh hưởng nặng nề.
Theo số liệu thu thập được thì số người bị nhiễu loạn cảm xúc không nhiều nhưng cũng không phải là một dạng rối loạn hiếm gặp. Dựa trên thực tế cho thấy thì chứng rối loạn này có sự ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Thông thường chứng nhiễu loạn cảm xúc sẽ không được chẩn đoán một cách rõ ràng. Nó hay bị nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tâm trạng khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì nếu được chẩn đoán tốt thì tình trạng này có thể được quản lý và khắc phục hiệu quả bằng việc sử dụng thuốc.
Dấu hiệu của nhiễu loạn cảm xúc
Những cơn bộc phát khóc hoặc cười thường xuyên chính là dấu hiệu của chứng nhiễu loạn cảm xúc. Chúng có đặc điểm:
- Không tự chủ và không kiểm soát.
- Cảm xúc thái quá hoặc không liên quan đến tâm trạng.
- Xảy ra bất cứ khi nào.
- Cười xong chuyển sang khóc.
- Giữa các cơn cảm xúc bình thường.
Người bị bệnh thường sẽ khóc nhiều hơn cười.
Mức độ đáp ứng của cảm xúc thường rất nổi bật, như:
- Cười hoặc khóc trong vòng vài phút liền
- Cười không kiểm soát khi có một kích thích nhẹ, chẳng hạn như một bình luận vui
- Khóc trong tình huống không hề buồn đối với những người khác
Các đáp ứng cảm xúc này thường khác so với phản ứng trước kia về cùng một vấn đề.
Vì nhiễu loạn cảm xúc thường là khóc nhiều hơn cười, nên có thể bị nhầm với triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, các cơn bộc phát thường diễn ra trong thời gian ngắn. Trong khi đó, trầm cảm diễn ra trong thời gian dài. Người mắc bệnh trầm cảm sẽ buồn từ ngày này qua ngày khác.
Những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, chán ăn của bệnh trầm cảm sẽ không gặp ở người bị nhiễu loạn cảm xúc. Tuy nhiên, trầm cảm thường hay gặp ở người nhiễu loạn cảm xúc.
Nguyên nhân gây nhiễu loạn cảm xúc
Nhiễu loạn cảm xúc thường xảy ra ở người có bệnh lý thần kinh hoặc chấn thương, bao gồm:
- Đột quỵ
- Xơ cứng teo cơ một bên.
- Đa xơ cứng
- Chấn thương não.
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Parkinson
Nhiễu loạn cảm xúc được cho là do tổn thương con đường thần kinh điều hòa cảm xúc. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn.
Phương pháp điều trị như thế nào?
Giảm tần suất và mức độ của con bộc phát chính là mục tiêu điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị, các loại thuốc có thể dùng đó là:
- Thuốc chống trầm cảm. Chống trầm cảm ba vòng (TCAs) và thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) có thể làm giảm tần suất và mức độ các cơn bộc phát. Điều trị căn bệnh này bằng thuốc chống trầm cảm thường dùng liều thấp hơn so với điều trị trầm cảm.
- Dextromethorphan hydrobromide và quinidine sulfate (Nuedexta). Là thuốc duy nhất được chấp thuận bởi FDA cho điều trị nhiễu loạn cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy người bệnh đa xơ cứng và xơ cứng teo cơ một bên giảm số cơn bộc phát xuống còn một nửa khi dùng thuốc.
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Cân nhắc tác dụng phụ và các bệnh lý đang điều trị. Các nhà trị liệu cũng sẽ tư vấn cách sắp xếp lịch làm việc phù hợp với tình trạng bệnh.
Khi cơn bộc phát xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:
- Tự làm mình phân tâm.
- Thở chậm, sâu.
- Thư giãn cơ thể.
- Thay đổi tư thế.
Lưu ý cho người bệnh
Bạn có thể cải thiện bệnh rối loạn cảm xúc bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể:
- Nói chuyện với mọi người về chứng rối loạn cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của nó đến bạn và gia đình. Điều này sẽ giúp những người xung quanh bạn khỏi bị bất ngờ hay lúng túng khi một cơn bùng phát xảy ra.
- Thay đổi vị trí. Nếu bạn cảm thấy sắp bị tấn công bởi một cơn cười hay khóc, hãy thay đổi cách bạn đang ngồi hoặc đứng.
- Thở chậm và sâu. Thở chậm và sâu trong suốt cơn bùng phát cho đến khi bạn cảm thấy kiểm soát trở lại.
- Thư giãn. Một cơn bùng phát tình cảm có thể làm cho cơ bắp căng thẳng. Hãy thư giãn vai và trán sau khi cơn xảy ra.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]
Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]
Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?
Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]