Nguyên tắc xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ – Bố mẹ nhất định phải biết!

20/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Chế độ dinh dưỡng khoa học cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột – chất đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất. Nhưng liệu ba mẹ đã biết cách xây dựng dinh dưỡng cho trẻ đúng cách? Tìm hiểu ngay 6 nguyên tắc xây dựng tháp dinh dưỡng đúng chuẩn qua bài viết bên dưới!

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với sự phát triển của trẻ

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ:

– Tác động đến sự phát triển não bộ

Dinh dưỡng được nhận trong những năm tháng đầu đời có liên quan mật thiết tới chỉ số IQ của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khả năng học hỏi của trẻ kém hơn so với những trẻ khác.

Một số dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển não bộ của trẻ:

– Choline

– Omega-3

– Protein

– Vitamin và khoáng chất

– …

– Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Dinh dưỡng là yếu tố cơ bản cho sự phát triển thể chất của trẻ. Việc cung cấp đầy đủ, hợp lý các dưỡng chất trong chế độ ăn mỗi ngày giúp trẻ duy trì sự phát triển chiều cao và cân nặng ổn định cùng một sức khỏe tốt. Việc này cũng giúp giảm nguy cơ trẻ gặp phải các vấn đề: suy nhược, gầy ốm, thiếu dinh dưỡng, kém phát triển…

– Tăng cường hệ miễn dịch

Các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin  A, C, kẽm, sắt… đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng khỏe mạnh giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp.

– Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc (EQ) và tính cách của trẻ

Thực tế, những trẻ bị suy dinh dưỡng từ nhỏ khi lớn lên thường có nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm cao hơn so với thông thường. Bên cạnh đó, trong hai năm đầu đời nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ cũng thường nhút nhát, ít giao tiếp và hoạt động hơn, khả năng chia sẻ của trẻ cũng kém hơn.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ là gì?

Tháp dinh dưỡng (kim tự tháp dinh dưỡng/ tháp ăn dinh dưỡng) là mô hình dinh dưỡng khoa học với lượng tiêu thụ hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm đối tượng khác nhau.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ em là tháp mô phỏng cấu trúc, phân loại, sắp xếp các nhóm thực phẩm dựa trên giá trị dinh dưỡng sao cho phù hợp với trẻ nhỏ. Thực phẩm được phân loại thành các tầng từ thấp đến cao, nhiều đến ít tùy theo mức độ quan trọng và lượng cần thiết với nhu cầu của trẻ. Trong đó, 6 nhóm thực phẩm chính trong tháp dinh dưỡng theo thứ tự từ dưới lên thường là:

– Ngũ cốc

– Rau xanh

– Trái cây

– Sản phẩm từ sữa

– Đậu, thịt, các loại hạt…

– Thực phẩm từ chất béo và đường

Số lượng thực phẩm sẽ giảm dần theo chiều từ dưới lên trên. Những thực phẩm ở chân tháp được sử dụng nhiều hơn. Các loại thực phẩm càng lên cao càng nên hạn chế trong bữa ăn của trẻ.

6 nguyên tắc khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ

Với từng độ tuổi, tháp dinh dưỡng xây dựng cho trẻ sẽ có sự khác biệt nhất định. Để xây dựng dinh dưỡng khoa học cho trẻ, ba mẹ lưu ý:

Chọn thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của con

Nhu cầu dinh dưỡng ở từng trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau là không giống nhau. Ba mẹ cần là người hiểu rõ nhất các vấn đề sức khỏe của con để xây dựng thực đơn phù hợp. Trong đó, lưu ý:

– Những loại thực phẩm trẻ bị dị ứng. Cẩn trọng theo dõi phản ứng của con khi ăn hải sản để tránh việc xảy ra phản ứng do dị ứng.

– Thêm vào thực đơn các loại hạt dinh dưỡng phù hợp.

Điều chỉnh lượng thức ăn theo từng giai đoạn

Để trẻ phát triển cân đối, ba mẹ cần kiểm soát được lượng thức ăn trẻ nạp vào mỗi ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng và năng lượng có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Hoặc tiêu thụ quá ít sẽ khiến trẻ đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, kém phát triển.

Ba mẹ cần nghiên cứu kỹ để phân bổ lượng thức ăn, nhóm thực phẩm sao cho phù hợp với từng độ tuổi của con.

Cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ
Cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ

Dùng dầu mỡ vừa đủ

Chất béo thuộc nhóm dinh dưỡng không thể thiếu với cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng lượng dầu mỡ vừa đủ, cân bằng giữa chất béo có nguồn gốc thực vật và động vật trong việc chế biến thức ăn hàng ngày của trẻ. 

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý:

– Béo phì

– Huyết áp cao

– Mỡ máu…

Chế biến thức ăn đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh

Cùng với việc xây dựng thực đơn khoa học thì khâu chế biến đảm bảo vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Thực phẩm của trẻ cần được đảm bảo chế biến sạch sẽ, hợp vệ sinh, không ôi hư. 

Đặc biệt, trẻ cần được ăn chín, uống sôi, tránh xa các thực phẩm tái sống để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc.

Hạn chế muối trong việc chế biến thức ăn cho trẻ

Ăn mặn thụ động là tình trạng phổ biến hiện nay của trẻ. Nguyên nhân là do ba mẹ nêm nếm món ăn quá mặn so với nhu cầu thực tiễn của con trẻ. Việc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy:

– Mất canxi

– Suy yếu hệ xương

– Gây còi xương ở trẻ

Để hạn chế tình trạng này, ba mẹ nên hạn chế lượng muối hoặc sử dụng gia vị giảm mặn khi chế biến món ăn cho trẻ.

Trang trí món ăn đẹp mắt để tạo niềm vui ăn uống cho trẻ

Để kích thích con ăn nhiều, ăn ngon miệng hơn, mẹ có thể trang trí bữa ăn bằng các hình thù đẹp mắt hay theo hình các con vật mà trẻ yêu thích. Hoặc mẹ cũng có thể bày biện bữa ăn của con trong những bát thìa nhiều màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ. Thay vì sự căng thẳng, nặng nề, hãy tạo cho con cảm giác thoải mái nhất khi bước vào bữa ăn.

Trang trí món ăn thành hình thù ngộ nghĩnh giúp kích thích trẻ ăn ngon
Trang trí món ăn thành hình thù ngộ nghĩnh giúp kích thích trẻ ăn ngon

Ngoài ra, để giúp trẻ ăn ngon, ăn đủ dinh dưỡng, ba mẹ lưu ý:

– Lựa chọn thực phẩm vệ sinh, đảm bảo chất lượng, chế biến an toàn.

– Khi bắt đầu ăn, để con có thời gian làm quen với thực phẩm mới, ba mẹ nên tập cho trẻ:

+ Ăn từ thức ăn dạng lỏng rồi dần tới tới dạng đặc.

+ Từ lượng ít tới nhiều.

– Với thịt, cá, tôm nên cho con ăn nguyên cái (có thể băm nhỏ) chứ không nên chỉ ăn nước ninh, hầm.

– Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không ép con ăn quá nhiều.

Nhìn chung, tháp dinh dưỡng là một công cụ đơn giản mà hiệu quả giúp bố mẹ xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, dễ dàng lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi và sở thích của con.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tháp dinh dưỡng dành cho trẻ, ba mẹ vui lòng liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]