Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

03/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nấm da đầu là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người  bệnh. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là một loại nhiễm trùng da gây ra bởi các loại nấm dermatophytes, thuộc nhóm nấm ký sinh trên lớp sừng của da, tóc và móng. Khi mới bị nấm, người bệnh có thể chỉ bị ngứa nhưng sau đó có thể bị nhiễm trùng, rụng tóc, sẹo vĩnh viễn trên da đầu. Đây là một bệnh lý da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em.

Nấm da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu

Các loại nấm da đầu thường gặp

Nấm da đầu do Trichophyton gây nên

Bệnh khởi phát bằng các nốt sần nhỏ, mọc rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vảy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gãy).

Mảng vảy da sau khi bong ra khỏi da đầu có thể tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng).

Bệnh tóc hột (trứng tóc)

Bệnh nấm này doo chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây ra. Hình ảnh đặc trưng là dọc theo thân tóc, từ 2-3 cm tính từ gốc tóc, có những hạt tròn (gần bằng hạt kê) mềm, màu đen hoặc nâu và có thể tuốt ra như trứng chấy.

Bệnh này không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở thân tóc, có thể gây khó chịu hoặc ngứa ít. Bệnh thường phát sinh do điều kiện vệ sinh cá nhân kém: mắc bệnh nấm da ở vị trí khác, mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên.

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân do một số loại nấm gây ra như Microsporum và Trichophyton. Các loại nấm này tác động vào phần da đầu và tóc gây phá hủy da đầu và rụng tóc.

Yếu tố nguy cơ

– Tuổi tác: hay gặp ở trẻ mới biết đi hoặc trẻ trong độ tuổi đi học.

– Vệ sinh kém: khi da đầu bẩn kết hợp với tình trạng mồ hôi quanh da dầu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Mặt khác, nếu gội đầu quá mạnh có thể gây nên trầy xước vùng da này khiến nấm dễ xâm nhập.

– Thói quen xấu: lười gội đầu, để đầu ướt đi ngủ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

Các con đường lây truyền

Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: lây lan qua đường da kề da.

– Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm: lấy tay vuốt ve động vật bị bệnh cũng làm lây lan nấm. Động vật hay nhiễm nấm bao gồm: mèo, chó, bò, dê, ngựa.

– Tiếp xúc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, quần áo, lược…

Triệu chứng đầu tiên đó là xuất hiện gàu nhiều bất thường

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da đầu

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bị nấm da đầu, chúng ta sẽ cùng khám phá các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh.

– Đầu tiên, da đầu của người bệnh có thể xuất hiện gàu nhiều bất thường. Nguyên nhân do nấm kích thích tuyến dầu nhờn dưới da tiết nhiều bã nhờn hơn.

– Sau giai đoạn này, da đầu người bệnh xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh gãi liên tục, có thể khiến da đầu trầy xước, chảy máu, đóng vảy. Một số người bệnh bị mọc mụn đỏ li ti trên da đầu.

– Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh bị rụng tóc nhiều, thường khoảng sau khi nhiễm nấm 20 ngày. Tóc rụng tự nhiên và rụng nhiều khi chải tóc, khi gội đầu. Có người bệnh xuất hiện các mảng hói hình đồng xu với các kích thước khác nhau khiến họ lo lắng.

– Nấm da đầu lan xuống mặt là dấu hiệu khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và nguy cơ tái phát cao hơn.

Điều trị nấm da đầu

Dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral có tác dụng tốt trong điều trị da đầu bị nấm

Đối với các trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng. Dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral có tác dụng tốt.

Nếu nặng hơn, sau khi gội nên phủ khăn trùm hết tóc (chú ý khi gội đầu không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn).

Hoặc cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vảy tại chỗ hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.

Uống kháng sinh chống nấm Griseofulvin (biệt dược Gricin) tối thiểu trong 4 tuần.

Phòng ngừa nấm da đầu

Để phòng ngừa nhiễm trùng nấm da đầu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Giữ Vệ Sinh Cá Nhân: Tắm rửa và gội đầu thường xuyên, giữ da đầu và tóc sạch sẽ.

– Tránh Tiếp Xúc: Tránh tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm nấm.

– Không Dùng Chung Đồ Dùng Cá Nhân: Không sử dụng chung lược, mũ, khăn tắm hoặc các đồ dùng cá nhân khác.

– Giữ Môi Trường Khô Thoáng: Đảm bảo môi trường sống, đặc biệt là nhà tắm và phòng thay đồ, luôn khô ráo và thoáng mát.

Nấm da đầu là một bệnh lý nhiễm trùng da do nấm gây ra. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, rụng tóc và xuất hiện mảng đỏ. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe da đầu và tóc.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm […]

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]