Đái rắt: Những thông tin cần biết

02/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đái rắt là bệnh gì?

Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là một triệu chứng của rối loạn tiểu tiện. Người bị đái rắt thường có cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng mỗi lần chỉ tiểu được một lượng rất nhỏ và thường kèm theo cảm giác đau buốt. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục.

Tiểu rắt không đơn giản chỉ là đi tiểu nhiều mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm thận, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng, thậm chí là suy thận.

Tiểu rắt là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần và chưa hết bãi
Tiểu rắt là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần và chưa hết bãi

Nguyên nhân gây tiểu rắt

Tiểu rắt do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và do bệnh lý.

Nguyên nhân chủ quan:

– Thường xuyên sử dụng đồ uống, thực phẩm lợi tiểu như trà, cà phê…

– Tập thể dục, lao động quá sức gây ảnh hưởng để các cơ quan của hệ bài tiết.

– Tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giãn cơ…

Mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ em bé lớn lên chèn ép bàng quang.

– Quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương tức thời.

Nguyên nhân bệnh lý:

Tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

– Suy giảm chức năng thận: Thận ứ nước, thận yếu, suy thận, viêm đường tiết niệu…

– Bệnh liên quan đến trực tràng: Viêm trực tràng, ung thư trực tràng, giun kim…

– Bệnh ở bộ phận sinh dục nữ: Ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ sinh dục…

Triệu chứng của bệnh đái rắt là gì?

Tiểu rắt gây rối loạn đời sống sinh hoạt

Người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng bên dưới khi bị tiểu rắt:

– Đi tiểu nhiều lần trong một ngày, có khả năng nhiều hơn 8 lần vào ban ngày và hơn 3 lần vào ban đêm.

– Cảm giác buồn tiểu đột ngột, khó nhịn hoặc bị són tiểu nếu không đi ngay.

– Vừa tiểu xong thì lại mót tiểu nhưng tiểu rất ít hoặc thậm chí là không ra giọt nào 

– Nước tiểu có bọt, màu đục, thậm chí có máu.

– Cảm giác đau rát khi đi tiểu hoặc đau bụng dưới.

– Bị nôn, mệt mỏi, sốt cao, sụt cân, đau lưng hay đau hông.

– Tiểu buốt là tình trạng bệnh nhân bị buốt rát thậm chí là đau tận lỗ sáo từ khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc.

Những triệu chứng trên có thể là cảnh báo của các bệnh lý khác như sỏi, viêm thận, viêm tiết niệu hoặc suy thận. Vì vậy tốt hơn hết người bệnh cần đi khám để được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán 

Lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tiền sử và khám sức khỏe kỹ lưỡng, hỏi bệnh nhân về tần suất đi tiểu và các triệu chứng khác. Họ có thể hỏi về:

– Tình trạng đi tiểu thường xuyên.

– Loại thuốc người bệnh đang sử dụng hiện tại.

– Số lượng chất lỏng bạn tiêu thụ trong ngày.

– Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc, mùi hoặc độ đặc của nước tiểu

– Tình trạng tiêu thụ caffein, rượu trong thời gian gần đây.

Cận lâm sàng (xét nghiệm)

Các xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm:

– Tổng phân tích nước tiểu để xác định bất kỳ bất thường nào trong nước tiểu

Siêu âm để có được hình ảnh trực quan của thận, bàng quang.

– Chụp phim X-quang hoặc CT scan bụng và vùng chậu.

– Các test kiểm tra thần kinh để phát hiện bất kỳ rối loạn thần kinh nào.

– Các xét nghiệm nhằm chẩn đoán những bệnh lây qua đường tình dục trong những trường hợp nghi ngờ.

Điều trị tiểu rắt bằng cách nào?

Người bị tiểu rắt nên uống nhiều nước

Nếu tiểu rắt là do thói quen ăn uống thì bạn nên áp dụng chế độ ăn khoa học, nếu do tác dụng phụ của thuốc thì có thể dừng thuốc một thời gian. Nguyên nhân gây tiểu rắt do bệnh lý thì cần tập trung điều trị bệnh lý đó.

Hãy áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng tiểu rắt đầy khó chịu:

– Dùng thuốc kháng sinh: trong các trường hợp tiểu rắt do viêm nhiễm đường tiết niệu. Tuy nhiên liều dùng và loại kháng sinh được chỉ định sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể.

– Điều chỉnh chế độ ăn: Hạn chế tối đa những thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hay gây kích thích hoạt động của bàng quang. Cần tránh xa đồ uống có ga, caffeine, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay…

– Luyện tập bóng đái: Nên tạo thói quen đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách mỗi lần đi tiểu là rất ngắn, hãy cố gắng kéo dài chúng dần dần. Như vậy sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ nước được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu.

– Theo dõi lượng nước uống: Uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón hoặc tiểu quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên uống nước vì có thể khiến bạn phải dậy đi tiểu giữa đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, lâu dần tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

– Tiêm Botox vào cơ bàng quang để giúp bàng quang thư giãn. Từ đó tăng khả năng giữ nước cũng như hạn chế rò rỉ.

– Sử dụng một số loại thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

– Phẫu thuật cấy thiết bị để kiểm soát các cơn co cơ của cơ sàn chậu.

Dù là áp dụng phương pháp nào thì tốt nhất bạn cũng nên đi khám để xác định nguyên nhân gây tiểu rắt cũng như mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hiệu quả nhất. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm […]

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nấm da đầu là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người  bệnh. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nấm da đầu là bệnh gì? Nấm da đầu là một loại nhiễm trùng da […]