Lỗ tiểu thấp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

26/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Lỗ tiểu thấp là một dạng dị tật tiết niệu – sinh dục bẩm sinh ở nam giới. Việc phát hiện và điều trị sớm tình trạng này giúp ngăn ngừa biến chứng và nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.

Thông tin chung về lỗ tiểu thấp

Lỗ tiểu thấp là gì?

Lỗ tiểu thấp (lỗ tiểu lệch thấp – hypospadias) là là tình trạng dị tật bẩm sinh lỗ tiểu ở bé trai. Trong đó, lỗ tiểu của trẻ ở vị trí thấp hơn so với bình thường do niệu đạo ngắn khiến lỗ tiểu nằm xa đỉnh quy đầu.

Trong cấu tạo bình thường, niệu đạo mở ra tại đầu dương vật. Với tình trạng lỗ tiểu lệch thấp, niệu đạo mở ra ở mặt dưới quy đầu, bìu, thân dương vật hoặc tầng sinh môn chủ. Tùy vào mức độ mà khoảng cách giữa lỗ tiểu và đỉnh quy đầu là khác nhau. Khoảng cách càng lớn, bệnh càng nghiêm trọng và việc điều trị càng khó khăn.

Tỉ lệ mắc lỗ tiểu lệch thấp ở bé trai là 1/300. Việc không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, đặc biệt là với những trường hợp lỗ tiểu tại giữa thân dương vật hay tại gốc bìu kèm theo cong dương vật.

Các vị trí lỗ tiểu lệch thấp

Lỗ tiểu lệch thấp không gây khó khăn khi đi tiểu ở trẻ. 

Dị tật có thể được phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra và được chia thành 3 mức độ nghiêm trọng:

– Thể trước (thể nhẹ): Lỗ tiểu nằm tại khấc quy đầu, quy đầu.

– Thể giữa (thể trung bình): Lỗ tiểu nằm trên thân dương vật.

– Thể sau (thể nặng): Lỗ tiểu nằm ở gốc dương vật bìu, tầng sinh môn, bìu.

Với thể nặng, nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể phải ngồi tiểu hoặc sau này gặp nhiều trở ngại trong quan hệ tình dục. Người bệnh cũng dễ bị vô sinh nếu vừa bị lỗ tiểu thấp vừa bị cong dương vật.

Nguyên nhân lỗ tiểu lệch thấp

Nguyên nhân dẫn đến lỗ tiểu thấp chủ yếu nằm ở thai kỳ khi mà quá trình phát triển của niệu đạo trước, vật xốp, vật hang và bao quy đầu có điểm bất thường.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến dị tật này như:

– Các yếu tố phát triển thượng bì da ở mặt bụng dương vật bị khiếm khuyết.

– Thiếu hụt enzyme trong quá trình sinh tổng hợp testosterone.

– Thụ tinh trong ống nghiệm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị tật lỗ tiểu lệch thấp.

Dấu hiệu nhận biết lỗ tiểu thấp

Lỗ tiểu lệch thấp không khó để phát hiện. Bác sĩ hay bố mẹ có thể sớm phát hiện tình trạng này ở trẻ ngay sau khi sinh ra. Các biểu hiện của tình trạng này khá đặc trưng:

– Lỗ tiểu có vị trí thấp hơn so với bình thường.

– Tia của nước tiểu bị lệch xuống dưới hoặc lệch ra phía sau. Người bệnh không thể tiểu đứng trong trường hợp lỗ tiểu quá gần gốc dương vật.

– Dương vật bị cong khi cương.

– Da quy đầu không đều: thiếu ở mặt bụng, thừa ở mặt lưng.

– Vùng sinh dục gặp các bệnh lý như: tinh hoàn ẩn, bìu chẻ đôi, thoát vị bẹn, rối loạn phát triển giới tính, chuyển vị dương vật bìu…

Nếu không được xử lý sớm, lỗ tiểu thấp cũng gây ra nhiều vấn đề tâm lý đối với trẻ: tự ti, mặc cảm…

Chẩn đoán lỗ tiểu thấp

Việc chẩn đoán lỗ tiểu lệch thấp chủ yếu dựa trên việc thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm. Trong đó:

– Bác sĩ khoa tiết niệu – nam học hỏi thông tin về bệnh sử, tiền sử bệnh và khám lâm sàng ban đầu để đưa ra định hướng chẩn đoán.

– Tầm soát nhiễm sắc thể để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể (với tình trạng dị tật nặng).

– Làm các xét nghiệm như siêu âm, tinh dịch đồ, nội tiết để đánh giá chức năng của người bệnh và xác định vô sinh.

Cách điều trị lỗ tiểu thấp

Cách điều trị

Phẫu thuật chính là hướng điều trị chính của lỗ tiểu thấp. Trong đó, thời gian tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là khi trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng tuổi. Điều trị càng sớm, tỷ lệ thành công trong phẫu thuật càng cao. Việc phẫu thuật không nên thực hiện muộn khi trẻ đã từ đủ 18 tháng tuổi. Với một số trường hợp đặc biệt, trẻ có dương vật nhỏ thì việc phẫu thuật có thể tiến hành muộn hơn.

Việc phẫu thuật hướng tới mục đích:

– Đưa lỗ tiểu về đỉnh quy đầu.

– Tạo dáng thẳng cho dương vật.

– Giảm thiểu nguy cơ vô sinh trong tương lai.

– Giúp trẻ không bị tự ti khi trưởng thành.

Phần lớn, lỗ tiểu thấp được đưa về đúng vị trí chỉ sau 1 lần phẫu thuật. Tuy nhiên, với một số thể nặng, người bệnh có thể phải phẫu thuật tới 2 lần.

Sau phẫu thuật, khoảng 10 – 20% người bệnh gặp biến chứng rò niệu đạo. Bên cạnh đó, một số biến chứng có thể gặp phải khác như: hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo. Bởi vậy, việc chọn cơ sở uy tín với ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ là vô cùng quan trọng để việc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Chăm sóc và phục hồi sau điều trị

Chăm sóc ngay sau mổ

Việc quan sát và chăm sóc vết mổ vô cùng quan trọng để đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng, nhanh phục hồi và không xuất hiện biến chứng. Trong đó, cần lưu ý:

+ Thông tiểu

+ Treo túi câu nước tiểu đúng cách

+ Người bệnh không chạy nhảy, đùa giỡn, hoạt động quá sức

+ Theo dõi tình trạng băng thấm máu, quy đầu (hồng hào hay sưng bầm), vết mổ (có tiết dịch, mủ hay không)…

Chăm sóc sau mổ khi xuất viện

+ Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

+ Tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và xử lý kịp thời các biến chứng (nếu có).

+ Theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ xuất hiện tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rò, tia tiểu yếu… để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng.

Trên đây là những thông khoa học về lỗ tiểu thấp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]