Hội chứng thần kinh cận ung thư là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hội chứng thần kinh cận ung thư là gì?
Hội chứng thần kinh cận ung thư chỉ các rối loạn hiếm gặp phát triển ở người mắc bệnh ung thư. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến các hệ các cơ quan khác như:
- Hệ nội tiết
- Da – mô mềm
- Huyết học
- Cơ xương khớp (thấp khớp)
Hội chứng này xảy ra khi các chất chống ung thư của hệ miễn dịch cũng tấn công các bộ phận của não, tủy sống, dây thần kinh ngoại biên hoặc cơ.
Ở nhiều bệnh nhân, phản ứng miễn dịch có thể gây tổn thương hệ thần kinh trầm trọng hơn so với khối u. Hội chứng thần kinh cận ung thư có thể thuyên giảm hoàn toàn nếu điều trị kịp thời. Trong một vài trường hợp, các triệu chứng này sẽ ảnh hưởng vĩnh viễn trên người bệnh.
Tùy thuộc vào vị trí hệ thần kinh bị ảnh hưởng, hội chứng thần kinh cận ung thư có thể gây ra các vấn đề về:
- Vận động hoặc phối hợp cơ,
- Nhận thức giác quan,
- Trí nhớ,
- Kỹ năng tư duy
- Giấc ngủ của người bệnh.
Bệnh này tiến triển nhanh chóng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Đặc biệt bệnh không thể phục hồi được. Trong một số trường hợp, tổn thương hệ thần kinh có thể hồi phục bằng thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích. Từ đó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.
Phân loại hội chứng thần kinh cận ung thư
Các loại hội chứng thần kinh cận ung thư có thể kể đến như:
- Thoái hóa tiểu não (thất điều tiểu não):
Đây là tình trạng mất các tế bào thần kinh ở vùng não kiểm soát các chức năng và sự cân bằng của cơ (tiểu não). Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
– Đi lại không vững hoặc suy giảm
– Thiếu sự phối hợp cơ ở các chi
– Không thể duy trì tư thế
– Chóng mặt
– Buồn nôn
– Cử động mắt không chủ ý, nhìn đôi
– Khó nói hoặc khó nuốt.
- Viêm não limbic:
Đây là tình trạng viêm ảnh hưởng đến một vùng não. Được gọi là hệ thống limbic, nơi kiểm soát cảm xúc, hành vi và một số chức năng trí nhớ nhất định. Người bệnh sẽ thay đổi tính cách, tâm trạng, hay quên, co giật, lú lẫn.
- Viêm não tủy:
Hội chứng này là tình trạng viêm não và tủy sống. Có thể có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng.
- Opsoclonus-myoclonus:
Hội chứng Opsoclonus-myoclonus là do rối loạn chức năng của tiểu não hoặc các kết nối của nó. Nó có thể gây ra:
– Chuyển động mắt nhanh, không đều (opsoclonus)
– Các cơn giật cơ không tự nguyện
– Hỗn loạn (myoclonus) ở các chi và thân.
- Hội chứng người cứng:
Hội chứng này được đặc trưng bởi tình trạng cứng cơ tiến triển, nghiêm trọng. Chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống và chân gây co thắt cơ. Từ đó khiến người bệnh bị đau cơ.
- Bệnh lý tủy:
– Hội chứng chấn thương giới hạn ở tủy sống
– Có những thay đổi về chức năng ruột và bàng quang
– Đồng thời cơ thể bị yếu và tê nghiêm trọng đến một mức độ nhất định.
- Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton:
Đây là hội chứng xảy ra do gián đoạn khả năng truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ. Triệu chứng gồm:
– Yếu cơ vùng chi dưới
– Mệt mỏi
– Khó nuốt
– Khó nói
– Cử động mắt không đều
– Nhìn đôi
– Khô miệng
– Rối loạn cương dương (ở nam giới).
- Bệnh nhược cơ:
Xảy ra do gián đoạn khả năng truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh và cơ bắp. Có đặc điểm là:
– Yếu, mỏi cơ như cơ ở mặt, mắt, cánh tay và chân.
– Các cơ liên quan đến việc nhai, nuốt, nói và thở cũng có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh nhược cơ thường liên quan đến ung thư tuyến ức (thymoma).
- Thần kinh cơ:
Còn được gọi là hội chứng Isaacs. Được đặc trưng bởi các xung bất thường trong các tế bào thần kinh bên ngoài não và tủy sống (dây thần kinh ngoại biên bị kích thích quá mức) điều khiển chuyển động của cơ. Những xung động này có thể gây:
– Co giật,
– Cứng khớp dần dần,
– Chuột rút,
– Cử động chậm lại và các suy yếu cơ khác.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên:
Tình trạng này đề cập đến các dạng tổn thương ở dây thần kinh truyền tín hiệu từ não hoặc cột sống đến phần còn lại của cơ thể. Nó gây đau và rối loạn cảm giác ở bất cứ đâu trên cơ thể.
- Chứng mất tự chủ:
Rối loạn tự chủ là một loạt các dấu hiệu và triệu chứng do tổn thương các dây thần kinh điều chỉnh các chức năng cơ thể (hệ thần kinh tự chủ). Chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi và chức năng ruột và bàng quang. Khi phần hệ thần kinh này bị ảnh hưởng, các triệu chứng thường gặp là huyết áp thấp, nhịp tim không đều và khó thở.
Triệu chứng của bệnh
Những triệu chứng trong hội chứng này đôi khi diễn tiến nhanh chóng. Thời gian có thể trong vòng vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường xuất hiện ngay cả trước khi bệnh ung thư căn nguyên được chẩn đoán.
Các triệu chứng rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương thần kinh trên cơ thể:
– Đi lại khó khăn.
– Mất khả năng phối hợp cơ.
– Khó duy trì cân bằng.
– Giảm trương lực cơ hoặc yếu cơ.
– Mất kỹ năng vận động tinh tế, chẳng hạn như nhặt lên một vật nào đó.
– Khó nuốt.
– Nói ngọng hoặc nói lắp.
– Mất trí nhớ và suy giảm khả năng nhận thức.
– Bất thường thị lực.
– Rối loạn giấc ngủ.
– Co giật.
– Ảo giác.
– Các cử động tự ý bất thường.
Phương pháp điều trị hội chứng thần kinh cận ung
Điều trị hội chứng thần kinh cận ung thư bao gồm điều trị ung thư và ngăn chặn phản ứng miễn dịch. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại hội chứng cận ung thư cụ thể. Có thể phân ra các phương pháp sau:
Thuốc
Bác sĩ có thể kê thêm để ức chế hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh bên cạnh điều trị hóa trị:
- Corticosteroid (ví dụ như prednisone):
Có tác dụng ức chế tình trạng viêm. Các tác dụng phụ nghiêm trọng lâu dài bao gồm:
– Làm xương yếu đi (loãng xương),
– Tăng đường huyết,
– Huyết áp cao,
– Cholesterol cao và các bệnh khác.
- Thuốc ức chế miễn dịch làm chậm quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu. Tác dụng phụ bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thuốc có thể bao gồm azathioprine, mycophenolate, rituximab và cyclophosphamide.
Tùy thuộc vào loại hội chứng thần kinh và triệu chứng, các loại thuốc khác có thể bao gồm:
- Thuốc chống động kinh: Giúp kiểm soát các cơn động kinh liên quan đến hội chứng gây mất ổn định điện trong não.
- Thuốc tăng cường truyền dẫn thần kinh đến cơ: Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ảnh hưởng đến chức năng cơ. Một số loại thuốc tăng cường giải phóng chất truyền tin hóa học truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh đến cơ. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như pyridostigmine ức chế sự phân hủy các chất dẫn truyền thần kinh.
Các phương pháp điều trị khác
Các phương pháp điều trị khác có thể cải thiện triệu chứng bao gồm:
- Lọc huyết tương để loại bỏ huyết tương chứa các kháng thể không mong muốn.
- Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIg): Globulin miễn dịch chứa các kháng thể khỏe mạnh từ người hiến máu. Globulin miễn dịch liều cao làm tăng tốc độ phá hủy các kháng thể gây hại trong máu.
- Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cơ đã bị tổn thương.
- Trị liệu ngôn ngữ trong trường hợp khó khăn khi nói hoặc nuốt.
Trên đây là những thông tin về hội chứng thần kinh cận ung. Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Lưu ý: Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin tư vấn chính xác nhất.
Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]
Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]
Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?
Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]