Hội chứng sợ không gian hẹp: Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

18/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Hội chứng sợ không gian hẹp là một hiện tượng rối loạn lo lắng, xảy ra khi người bệnh đứng trong không gian nhỏ hoặc khu vực đông người. Nỗi sợ do hội chứng này gây ra có thể cần được điều trị hoặc tự biến mất theo thời gian.

Tổng quan về hội chứng sợ không gian hẹp
Tổng quan về hội chứng sợ không gian hẹp

Theo số liệu thống kê, tại Anh có đến 10% người dân mắc hội chứng sợ không gian hẹp. Con số này ở Mỹ là 5%. Hiện ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể về các trường hợp mắc hội chứng này.

Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là một hội chứng tâm lý khi người bệnh cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với các không gian chật hẹp, đám đông, chỗ kiến thiếu ánh sáng, không gian kín… Khi phải đối diện với các tác nhân này, người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng tột độ, khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. 

Chứng sợ không gian hẹp thường có biểu hiện từ sớm, thậm chí ngay từ thời thơ ấu của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng bệnh có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ở một số trường hợp, hội chứng này cũng có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Dấu hiệu nhận biết

Khi gặp tác nhân (bước vào phòng kín, nơi đông người…), người mắc hội chứng sợ không gian hẹp sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường về cơ thể và tâm lý:

– Cơ thể: đổ nhiều mô hôi, cảm giác nóng bức, run rẩy, thở gấp, thở ngắn, tim đập nhanh, đau tức ngực, buồn nôn, ngất…

– Tâm lý: hoảng loạn, lo lắng, mất định hướng, choáng ngợp, choáng váng…

Tùy từng tình huống mà các biểu hiện có thể nặng hay nhẹ khác nhau. Bên cạnh đó, người mắc chứng sợ không gian hẹp cũng có xu hướng:

– Né tránh không gian kín, các nơi đông đúc.

– Lẩn tránh những tình huống có thể gây hoảng sợ như: đi tàu, máy bay, thang máy, lái xe giờ cao điểm…

– Khi bước vào nơi nào đó, mắt luôn tự động tìm đường thoát hiểm; đứng gần cửa thoát hiểm khi đến nơi đông đúc.

– Khi ở trong phòng thì luôn lo sợ của đóng.

Ở trong không gian chật khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bất an
Ở trong không gian chật khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bất an

Một số tình huống kích thích hội chứng sợ không gian hẹp như:

– Ở trong phòng nhỏ không cửa sổ (Nhu cầu về không gian cá nhân của mỗi người là khác nhau, độ rộng hẹp vì vậy cũng không giống nhau).

– Đi xe hơi nhỏ, xe bus, máy bay…

– Đi thang máy, đặc biệt là thang máy đông người.

– Khi làm chẩn đoán hình ảnh trong máy quét MRI hoặc CT.

– Đứng trong phòng thay đồ, nhà vệ sinh công cộng, hang động, đường hầm…

– …

Ảnh hưởng của chứng sợ không gian hẹp

Người mắc chứng sợ không gian hẹp thường có xu hướng né tránh các tác nhân gây hội chứng này để không phải đối mặt với sợ hãi, ám ảnh. Việc này gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, làm giới hạn nhiều cơ hội vui chơi, học tập, nghề nghiệp… Đặc biệt, việc mắc chứng sợ không gian hẹp cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như: rối loạn lo âu, trầm cảm…

Tác nhân gây ra hội chứng sợ không gian hẹp

Chưa có nghiên cứu nào có thể chỉ rõ nguyên nhân gây ra nỗi sợ không gian hẹp. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết chỉ ra nguyên nhân chính là từ những trải nghiệm thuở ấu thơ hoặc do các tác động từ môi trường sống liên quan đến gia đình, xã hội.

Chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan đến trải nghiệm thời ấu thơ
Chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan đến trải nghiệm thời ấu thơ

Trên góc độ thần kinh học, chứng sợ không gian hẹp có liên quan đến hạch hạnh nhân trong não bộ. Hạch hạnh nhân là một hạch trong não có kích thước rất nhỏ, có vai trò kiểm soát cảm xúc, điều hòa nỗi sợ, giúp cơ thể đưa ra phản ứng phù hợp với các tình huống gây sợ hãi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kích thước hạch hạnh nhân ở người mắc chứng sợ không gian hẹp thường nhỏ hơn những người không mắc hội chứng này.

Ngoài ra, các phản xạ có điều kiện cũng có thể là yếu tố tác động tới chứng sợ không gian hẹp. Có thể người bệnh đã từng trải qua cơn sang chấn tâm lý trong không gian hẹp gây ra những cơn hoảng loạn nghiêm trọng.

Ở một số trường hợp, chứng sợ không gian hẹp là do di truyền từ bố/ mẹ sang con. Nguyên nhân do gen di truyền chi phối tới cấu trúc của hạch hạnh nhân – tác động đến khả năng kiểm soát, điều hòa nỗi sợ.

Điều trị hội chứng sợ không gian hẹp

Điều trị chứng sợ không gian hẹp cần dựa trên triệu chứng và mức độ bệnh. Các phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị hiện nay gồm:

Liệu pháp tâm lý dựa trên nhận thức, hành vi (REBT)

Liệu pháp này giúp người bệnh kiểm soát nhận thức, suy nghĩ để tự đưa ra thay đổi về hành vi. Nhận thức về nỗi sợ của bệnh nhân được tác động trực tiếp để người bệnh nhận ra rằng không gian hẹp thực tế không đáng sợ. Việc thay đổi suy nghĩ sẽ giúp hành vi hoảng loạn của người bệnh được kiểm soát một cách có chủ đích.

Nhận thức về độ rộng hẹp của không gian ở mỗi người là khác nhau
Nhận thức về độ rộng hẹp của không gian ở mỗi người là khác nhau

Liệu pháp nhận thức cá nhân

Liệu pháp này thường được áp dụng với những trường hợp bị mắc chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, thời gian trị liệu của phương pháp này khá dài.

Liệu pháp thư giãn và mường tượng

Dưới hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân tập thư giãn khi cơn hoảng loạn xuất hiện, từ đó điều hòa cảm xúc của bản thân.

Liệu pháp tiếp xúc với tác nhân

Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây sợ hãi, bắt đầu từ tiếp xúc tưởng tượng rồi tiến đến tiếp xúc thật. Phương pháp này điều trị thành công tới 75% trường hợp mắc chứng sợ không gian hẹp.

Dùng thuốc điều trị

Ở một số trường hợp, người bệnh được kê đơn thuốc điều trị dựa trên các mức độ biểu hiện bệnh. Trong đó, các loại thuốc thường được kê đơn như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta…

Trên đây là những thông tin chung về Hội chứng sợ không gian hẹp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đăng ký dịch vụ đẻ trọn gói đang là xu hướng mà nhiều mẹ bầu hiện đại lựa chọn vì những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ đẻ trọn gói có đắt không là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều thắc mắc. Vậy hãy cùng DoLife tìm […]

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5 Bệnh viện Quốc tế DoLife xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ 30/4 -1/5 như sau: – Thời gian nghỉ: 28/4/2024 – Thời gian làm việc lại: 2/5/2024 – Trực cấp cứu và thai sản: 24/24 Vui lòng liên hệ hotline để […]

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Đau dạ con sau sinh mổ là vấn đề mà chị em nào cũng gặp phải. Vì vậy đẻ mổ bao lâu hết đau dạ con là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Đau dạ con […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]