Hẹp khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

12/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hẹp khớp háng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hẹp khớp háng là gì?

Hẹp khe khớp háng có thể kéo dài trong nhiều năm và thường không gây đau đớn trong giai đoạn đầu.

Hẹp khe khớp háng là một rối loạn cơ học liên quan đến cấu trúc khớp háng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả những người trẻ. Xương đùi và ổ khớp của xương chậu được kết nối với nhau bằng vùng hông. Khu vực này được gọi là khớp ổ chảo – chỏm. Chỏm xương đùi thông thường sẽ vận động trong ổ khớp một cách trơn tru. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ổ khớp hoặc chỏm xương đùi gặp vấn đề nên những hoạt động của cấu trúc này sẽ bị ảnh hưởng.

Tình trạng gập hông được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến phần sụn của ổ khớp bị tổn thương. Đây cũng là nguyên nhân gây hẹp khe khớp háng hoặc hẹp ổ khớp chỏm đùi. Đây được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa khớp háng sớm. Căn bệnh này thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. 

Nguyên nhân gây hẹp khớp háng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hẹp khớp háng. Tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Cụ thể:

Biến dạng của ổ khớp

Ổ khớp bị biến dạng, vành trước của ổ khớp có dấu hiệu nhô ra quá xa chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp khớp háng. Khi đó cổ xương đùi (vùng xương đùi bên dưới đầu xương) có thể bị va vào thành khi bệnh nhân thực hiện động tác gập hông. Điều này làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh. Và tạo ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng.

Biến dạng vùng chỏm xương đùi

Khe khớp háng bị hẹp khi có biến dạng vùng chỏm xương đùi. Trong tường hợp phần đầu của xương đùi bị tổn thương và không có hình dạng bình thường. Thì nguy cơ cao toàn bộ phần bất thường của đầu xương sẽ bị kẹt trong ổ khớp. Đặc biệt là khi người bệnh thực hiện các hoạt động như khom người buộc dây giày hoặc đi xe đạp.

Trong nhiều trường hợp, cả chỏm xương đùi và ổ khớp đều bị tổn thương và gặp vấn đề. Theo các nghiên cứu, ngoài biến dạng của ổ khớp và biến dạng vùng chỏm xương đùi. Tình trạng hẹp khe khớp háng có thể xảy ra bởi một số vấn đề khác, cụ thể:

Bệnh Legg-Calve-Perthes

Bệnh Legg-Calve-Perthes được xác định là một bệnh hoại tử xương sụn. Căn bệnh này có mối liên hệ với sự hoại tử vô khuẩn tự phát xảy ra ở chỏm xương đùi. Bệnh lý này khiến chỏm xương đùi suy yếu. Do không được cung cấp đủ máu nuôi dưỡng, lâu ngày chết đi và dẫn đến tình trạng hẹp khớp háng.

Tật đùi cong vào

Tật đùi cong vào là một tình trạng bất thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh lý này khiến tốc độ phát triển của chỏm xương và xương đùi không giống nhau. Khiến hai vị trí này bị sai lệch. Khi đó, hậu quả của sự sai lệch là sự bất thường ở khớp háng (biến dạng khớp háng) ở trẻ.

Chứng trượt chỏm xương đùi

Hẹp khe khớp háng có thể xảy ra từ chứng trượt chỏm xương đùi. Tình trạng này xảy ra khi chỏm xương đùi trượt khỏi vị trí ban đầu của nó. Chứng trượt chỏm xương đùi thường xảy ra ở thanh thiếu niên và những trẻ em bị béo phì.

Triệu chứng của bệnh

Khi cơn đau xuất hiện vào ban đêm hoặc khi đi bộ trên mặt đất bằng phẳng, đây là dấu hiệu cho thấy sụn và ổ cối đã bắt đầu bị mài mòn nghiêm trọng

Bệnh hẹp khớp háng thường không gây đau trong giai đoạn đầu. Vì thế, người bệnh thường không phát hiện ra bệnh.

Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, các triệu chứng đau xuất hiện chủ yếu ở vùng háng. Đặc biệt, các triệu chứng đau sẽ tăng khi đi bộ hoặc gập đùi. Từ đó khiến giảm mức độ vận động của hông.

Thời điểm ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau khi vận động quá mức. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển thì cảm thấy đau với những hoạt động như đi bộ lên cao hoặc ngồi lâu. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi đi bộ trên mặt phẳng. Điều này cho thấy phần sụn của chỏm và ổ khớp đã bắt đầu bị phá vỡ và mòn đi. Đây chính là tình trạng thoái hóa khớp. 

Các xét nghiệm chẩn đoán hẹp khớp háng

Khi nhận thấy những cơn đau có dấu hiệu giống với tình trạng hẹp khớp háng thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ. Thông thường, quá trình chẩn đoán khớp háng sẽ dựa vào các yếu tố:

  • Đặc điểm cơn đau
  • Mức độ đau
  • Biểu hiện đi kèm như sưng, viêm, nóng đỏ vùng da có khớp bị tổn thương,…

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác như:

  • Đứng
  • Ngồi
  • Đi bộ
  • Gập khớp háng…

Đồng thời, người bệnh sẽ được thực hiện một số kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo kết quả chính xác.

Một số xét nghiệm/ kỹ thuật thường được yêu cầu thực hiện gồm:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát các cấu trúc bên trong phần xương khớp bị tổn thương. Khi đó bác sĩ có thể kiểm tra. Và phát hiện phần xương thừa tồn tại xung quanh vành ổ và hình dạng của chỏm xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để chẩn đoán bệnh lý bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI). Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy tính, nam châm và máy từ để tạo ra một hoặc nhiều hình ảnh bên trong cơ thể. Khi đó bác sĩ có thể quan sát và tìm thấy những khu vực có sụn bị rách hoặc bị sờn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng máy tính và tia X. Để tạo ra nhiều hình ảnh rõ nét bên trong cơ thể. Ngoài ra cả hai kỹ thuật gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Đều có thể giúp bác sĩ chuyên khoa xem xét và quyết định xem người bệnh có cần thực hiện phẫu thuật hay không.

Phương pháp điều trị hẹp khớp háng

Bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu để có thể cải thiện tình trạng hẹp khớp háng

Thông thường bệnh nhân bị hẹp khe khớp háng sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, biện pháp không dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Điều trị hẹp khớp háng nên được bắt đầu bằng các cách sau:

  • Tránh vận động phần hông bị ảnh hưởng.
  • Điều chỉnh các hoạt động của cơ thể để tránh di chuyển khớp và gây đau.
  • Tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để tăng cường sức cơ vùng hông.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật

Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào vấn đề gây hẹp khớp háng và mức độ tổn thương của sụn.

Thông thường, phẫu thuật điều trị hẹp khớp háng có thể được thực hiện bằng cách nội soi khớp. Kỹ thuật này sẽ đưa một ống soi sáng và các dụng cụ vào vùng hông. Thông qua một vết rạch nhỏ thay vì rạch một đường dài. Nội soi khớp thường là một cuộc phẫu thuật mà bệnh nhân có thể về ngay trong ngày.

Nếu phẫu thuật càng sớm thì cơ hội hồi phục hoàn toàn sẽ càng lớn. Kể cả khi sụn đã bị hư hỏng thì phẫu thuật vẫn có thể giúp giảm đau và cải thiện mức độ vận động.

Tuy nhiên, nếu sụn bị tổn thương nghiêm trọng, thay khớp háng có thể là phương pháp điều trị duy nhất. Giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện chức năng.

Hiện nay các bác sĩ vẫn đang nghiên cứu những phương pháp điều trị khác. Một trong số đó là phương pháp tiêm máu của người bệnh vào khớp để kích thích sự tăng trưởng của sụn. 

Trên đây là những thông tin về căn bệnh hẹp khớp háng. Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có kế hoạch điều trị. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]