Ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

02/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến và có khả năng lây lan nhanh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ là bệnh ngoài da có tính chất lây lan, do ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) xâm nhập và gây nên các tổn thương cho da.

Bệnh ghẻ thường xảy ra vào mùa xuân – hè. Mỗi năm trên thế giới có rất nhiều trường hợp mắc ghẻ. Bệnh thường xảy ra ở những vùng có đặc điểm như:

  • Vùng dân cư đông đúc, 
  • Sống trong điều kiện nhà ở chật hẹp,
  • Tình trạng thiếu nước sinh hoạt,
  • Vệ sinh kém
  • Không được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu.

Nguyên nhân gây bệnh chính là ký sinh trùng ghẻ với tên khoa học đầy đủ là Sarcoptes scabiei hominis. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây nên vì thông thường ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Trong đó có nhiều loại ghẻ cái, một số loại ghẻ cái có thể gây bệnh ở người và cũng có những loại ghẻ cái gây bệnh ở các loài vật như chó, mèo, ngựa, thỏ, chuột,…

Một số loại ghẻ thường gặp

Có 3 loại bệnh ghẻ thường gặp, đó là:

  • Bệnh ghẻ thông thường: Đây là bệnh ghẻ là phổ biến, gây phát ban ngứa trên tay, cổ tay và các bộ phận thông thường khác. Tuy nhiên, nó không gây nghiêm trọng cho da mặt của bạn.
  • Bệnh ghẻ nhiễm khuẩn: Bệnh này thường gây ngứa, xuất hiện ở các bộ phận cơ thể như vùng nách hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Bệnh ghẻ vảy (ghẻ Nauy): Những người mắc bệnh ghẻ vảy này thường gặp tình trạng suy giảm miễn dịch. Bệnh ghẻ tạo ra lớp vảy dày, màu xám. Đây là loại bệnh ghẻ nghiêm trọng và cực kỳ dễ lây lan.

Bệnh ghẻ lây truyền như thế nào?

Người mắc bệnh ghẻ là nguồn lây chính. Phương thức lây truyền của bệnh bao gồm:

  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm, ngủ chung với người bị bệnh ghẻ.
  • Lây gián tiếp qua đồ dùng cá nhân như quần áo, mùng mền, khăn trải giường bị nhiễm…
  • Lây qua tiếp xúc tình dục.

Triệu chứng của bệnh ghẻ

Các dấu hiệu da bị ghẻ ngứa sẽ xuất hiện trong sáu tuần sau khi da nhiễm ký sinh trùng. Nếu đã từng mắc bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn. Chỉ trong vòng một vài ngày sau khi bị bệnh.

Các dấu hiệu của ghẻ ngứa: 

  • Ngứa dữ dội và phát ban, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Có những dấu vết nhỏ, ngoằn ngoèo của hang rệp trên da
  • Xuất hiện những mụn nước hay u nhỏ nhạt màu trên da
  • Nếu bị ghẻ đóng vảy, trên da xuất hiện lớp vỏ dày chứa hàng ngàn con ve và trứng
  • Lớp vảy thường xám, dày và hay vỡ vụn ra khi chạm vào
Người bị ghẻ sẽ ngứa rất dữ dội và cơn ngứa có chiều hướng trầm trọng hơn vào buổi đêm.

Vị trí ghẻ ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên:

  • Giữa các ngón tay
  • Trong nách
  • Vùng eo
  • Các nếp gấp ở cổ tay
  • Vùng khuỷu tay bên trong
  • Lòng bàn chân bị ghẻ
  • Vùng quanh vú
  • Xung quanh khu vực bộ phận sinh dục nam
  • Trên mông
  • Đầu gối
  • Bả vai

Vị trí ghẻ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Da đầu
  • Mặt
  • Cổ
  • Lòng bàn tay
  • Bị ghẻ ở chân (Lòng bàn chân)

Bên cạnh những triệu chứng phổ biến kể trên, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng không được đề cập tùy cơ địa. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh ghẻ, nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Nguyên nhân của bệnh ghẻ

Nguyên nhân của bệnh ghẻ là do cái ghẻ – ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng này gồm ghẻ đực và ghẻ cái. Nhưng ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì sau khi giao hợp nó sẽ chết đi. Chỉ có ghẻ cái mới có khả năng gây ra bệnh ghẻ.

Các yếu tố nguy cơ dễ khiến cho bệnh ghẻ xuất hiện gồm:

– Sống ở môi trường đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém.

– Người bị suy giảm sức đề kháng như: Ghép tạng, bị nhiễm HIV, người già,… dễ bị ghẻ hơn.

– Tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với người mắc bệnh ghẻ.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ có thể được chẩn đoán dựa vào các phương pháp sau:

  • Bác sĩ chẩn đoán bệnh ghẻ bằng cách kiểm tra làn da để tìm kiếm dấu hiệu của rệp, bao gồm các hang đặc trưng.
  • Các bác sĩ có thể đưa ra kết luận dựa vào các triệu chứng cùng với tiền sử tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
  • Để xác định bệnh hoặc trong trường hợp không thấy được rệp, bác sĩ có thể cạo một vùng da nghi ngờ chứa hang rệp và soi dưới kính hiển vi.
  • Sau khi xác định được sự hiện diện của bọ ve và trứng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.

Điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Người bị ghẻ cần dùng thuốc bôi đúng chỉ dẫn của bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh

Nguyên tắc khi điều trị bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ tuy không khó điều trị, nhưng để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hạn chế tái phát thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Điều trị cho cả những người sống và sinh hoạt với bệnh nhân được phát hiện bị ghẻ.

– Sử dụng thuốc bôi đúng hướng dẫn của bác sĩ: 

  • Bôi sau khi tắm để tăng hiệu quả
  • Bôi 1 lần vào buổi tối
  • Bôi toàn thân (trừ da đầu và mặt)
  • Đặc biệt chú ý bôi kỹ ở các kẽ ngón, nếp gấp, phía sau tai và quanh móng.

– Quần áo và vật dụng cá nhân của người bệnh cần được làm sạch, phơi khô.

– Cách ly hoàn toàn người bệnh cũng như vật dụng mà họ sử dụng với người xung quanh.

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị ghẻ:

– Thuốc giảm ngứa như:

+ Thuốc uống kháng histamin: hydroxyzine hydrochloride, chlorpheniramine, diphenhydramine dùng trước khi đi ngủ buổi tối.

+ Kem bôi chứa corticoid: dùng khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc diệt ghẻ.

– Thuốc tiêu diệt cái ghẻ:

+ Permethrin 5%: thoa lên và để lưu lại trên da trong khoảng 8 – 12 giờ sau đó tắm sạch, mỗi tuần dùng 1 lần.

+ Lindane 1%: thoa và lưu lại trên da trong 6 giờ sau đó tắm sạch, mỗi tuần thoa 1 lần.

+ Crotamiton 10%: thoa và lưu lại trên da trong 24 giờ sau đó tắm sạch, dùng liên tục 3 – 5 ngày.

+ Benzyl benzoate 10%: thoa và lưu lại trên da trong 24 giờ sau đó tắm sạch, dùng liên tục 3 – 5 ngày.

+ Mỡ lưu huỳnh 2 – 10%: thoa và lưu lại trên da trong 24 giờ sau đó tắm sạch, dùng liên tục 3 ngày.

+ Ivermectin: chỉ dùng một liều uống duy nhất, nếu cần có thể lặp lại sau đó 2 tuần.

Các loại thuốc bôi trị ghẻ sẽ cho đáp ứng tốt sau 3 – 5 ngày sử dụng nên không xuất hiện thêm các mụn nước mới gây ngứa trên da. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa có thể tồn tại tới vài tuần sau khi dùng thuốc nên tốt nhất hãy dùng kem dưỡng ẩm bôi lên da để giảm ngứa.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh ghẻ. Tuy không phải căn bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh ghẻ gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]